Sáng kiến kinh nghiệm Đọc hiểu văn bản nghị luận trong trường phổ thông theo đặc trưng thể loại

doc 19 trang sangkien 31/08/2022 12200
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đọc hiểu văn bản nghị luận trong trường phổ thông theo đặc trưng thể loại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doc_hieu_van_ban_nghi_luan_trong_truon.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Đọc hiểu văn bản nghị luận trong trường phổ thông theo đặc trưng thể loại

  1. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm 1.1. Chương trình Ngữ Văn đến nay đã trải qua 9 năm thực hiện đổi mới sách giáo khoa của Bộ Giáo dục Đào tạo. Bên cạnh việc lựa chọn các tác phẩm văn học mang tính hình tượng, sử dụng hư cấu với một số thể loại chính như: thơ, truyện, tiểu thuyết (gọi chung là văn bản nghệ thuật) là việc sử dụng tác phẩm văn học không hư cấu được viết bằng nhiều thể loại khác nhau theo mỗi giai đoạn như: nghị luận, sử kí, văn tế, phú, dân ca lịch sử, Nếu như chương trình sách giáo khoa trước đây ít chú ý thể loại văn nghị luận (đọc văn nghị luận) thì chương trình mới xuất hiện khá nhiều loại này. 1.2. Chương trình sách giáo khoa trước đây trình bày các văn bản văn học theo tiến trình lịch sử, nặng về văn học sử, minh họa cho văn học sử. Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn mới lựa chọn văn bản tác phẩm theo thể loại và tổ chức dạy học theo đặc trưng thể loại. Các văn bản nghị luận, do đó, cũng đựơc trình bày theo trục thể loại này. Vì vậy, nắm được đặc trưng của thể loại nghị luận và các phương pháp dạy học văn nghị luận phù hợp là yêu cầu tất yếu. 1.3. Mục đích của văn bản nghị luận: phát ngôn cho một tư tưởng, một quan điểm, một chủ trương, một lập trường xã hội nhất định. Đặc điểm: khô khan, ít phù hợp với tâm lí và nhận thức của học sinh; ít tính văn chương, khó đi vào cảm xúc của người đọc; ý tưởng thâm thuý khó nắm bắt, ; nguồn tư liệu bổ trợ khan hiếm. 1.4. Thực tế giảng dạy cũng cho thấy nghị luận là thể loại có nhiều văn bản đang được dạy trong nhà trường THPT. Tuy nhiên, trong thực tế có không ít giáo viên tiến hành những giờ dạy văn bản nghị luận khô khan, ít kích thích hứng thú cho học sinh. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do họ chưa nắm thật chắc đặc trưng của thể loại nghị luận kéo theo việc không có phương pháp dạy phù hợp. Do vậy, như một tất yếu, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh. Cũng do đó, giáo viên và học sinh sẽ không có cái nhìn đầy đủ về nền văn học Việt Nam. Từ thực tiễn ấy, với yêu cầu giảng dạy theo hướng phát triển năng lực, tích cực hóa vai trò của học sinh, tôi quyết định chọn sáng kiến kinh nghiệm “Đọc hiểu 3
  2. văn bản nghị luận trong trường phổ thông theo đặc trưng thể loại” với mong muốn đóng góp một cách tiếp nhận có hiệu quả với văn bản nghị luận. Và đây cũng là bước chuẩn bị cho việc giảng dạy văn sau này của giáo viên Ngữ văn. 2. Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến kinh nghiệm Từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 02 năm 2015 4
  3. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận của vấn đề Văn nghị luận là một thể văn ra đời từ rất lâu. Ở Trung Hoa, văn nghị luận có từ thời Khổng Tử (551- 479 TCN). Ở Việt Nam, văn nghị luận cũng là một thể loại có truyền thống lâu đời, có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong trường kì lịch sử, trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Có thể kể từ Chiếu dời đô (1010) của Lí Công Uẩn (Lí Thái Tổ), Hịch tướng sĩ (1285) của Trần Quốc Tuấn cho đến Bình Ngô đại cáo (1428) của Nguyễn Trãi; từ bài Tựa Trích diễm thi tập (1497) của Hoàng Đức Lương, Chiếu cầu hiền (1788) của Ngô Thì Nhậm đến bản điều trần Xin lập khoa luật (1867) của Nguyễn Trường Tộ; Tuyên ngôn độc lập (1945) đến Mấy ý nghĩ về thơ sau này Có thể nói trong suốt trường kì lịch sử dân tộc, văn nghị luận là một thể văn phản ánh rõ nhất đời sống tinh thần, tư tưởng, ý chí và khát vọng của cả một dân tộc. Do đó, văn nghị luận ngày càng phát triển mạnh mẽ, càng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Khái niệm: V¨n b¶n nghÞ luËn cã thÓ hiÓu mét c¸ch kh¸i qu¸t nhÊt lµ d¹ng v¨n b¶n thuyÕt lý, trùc tiÕp tr×nh bµy c¸c quan ®iÓm, t­ t­ëng, ®¹o lÝ ë ®êi, bao gåm c¸c t­ t­ëng chÝnh trÞ, triÕt häc, ®¹o ®øc, x· héi, v¨n häc nghÖ thuËt. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Nghị luận- bàn và đánh giá cho rõ về một vấn đề nào đó. Văn nghị luận là thể văn dùng lí lẽ và dẫn chứng để phân tích giải quyết một vấn đề”. Còn Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Thể văn nghị luận viết về những vấn đề nóng bỏng thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau: chính trị, xã hội, triết học, văn hoá. Mục đích của văn chính luận là bàn bạc, thảo luận, phê bình hay truyền bá tức thời một tư tưởng, một quan điểm nào đó. Đặc trưng cơ bản nhất của văn chính luận là tính chất luận thuyết. Văn chính luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lí lẽ”. Nói tóm lại, văn nghị luận là một thể loại nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của người viết một cách trực tiếp về các vấn đề văn học, chính trị, đạo đức, lối sống và được trình bày bằng một thứ ngôn ngữ trong sáng, hùng 5
  4. hồn với những lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục Do đó văn bản nghị luận sẽ bào hàm những đặc trưng cở bản trong quá trình đọc - hiểu. Phân loại văn nghị luận căn cứ vào nội dung, người ta có thể xếp những bài văn nghị luận ra làm hai loại: nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Trong đó, nghị luận văn học là những bài nghị luận về một vấn đề văn học nào đó: một chi tiết, một hình ảnh nghệ thuật; một tác giả, một tác phẩm; một vấn đề lí luận văn học còn nghị luận xã hội (ta thường gọi là văn chính luận) là những bài nghị luận về một vấn đề chính trị, đạo đức, lối sống nào đó. Căn cứ vào các giai đoạn văn học, người ta chia thành ba loại: nghị luận dân gian, nghị luận trung đại, nghị luận hiện đại. Tất nhiên, vì ở những giai đoạn lịch sử cụ thể khác nhau mà ba loại văn nghị luận này sẽ có hình thức biểu đạt, mục đích biểu đạt khác nhau, song chúng đều giống nhau là ở chỗ là cùng sử dụng phương thức nghị luận, tức là trong văn bản của mỗi loại này đều có tính tranh biện, tranh luận đúng sai về một vấn đề. Nội dung và cấu trúc của một văn bản nghị luận được hình thành từ các yếu tố cơ bản là: Vấn đề cần nghị luận (còn gọi là luận đề), luận điểm, luận cứ và lập luận (còn gọi là luận chứng). Như vậy, do văn nghị luận trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lí lẽ và lập luận nên hệ thống các luận điểm hết sức chặt chẽ và luận cứ cũng phải xác đáng. Cho nên khi dạy loại văn bản này, người dạy nhất thiết bao giờ cũng phải khai thác hệ thống luận điểm, luận cứ và cách lập luận của văn bản. Tuy nhiên nếu chỉ đơn thuần khai thác các hệ thống luận điểm như lâu nay chúng ta vẫn làm thì bài học trở nên khô khan, khó gợi được hứng thú tích cực cho học sinh. Hơn nữa theo tinh thần đổi mới toàn diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cũng như phát triển năng lực học sinh, thì trong khuôn khổ của một giờ đọc hiểu văn bản nghị luận giao viên không chỉ cho học sinh khai thác hệ thống luận điểm, luận cứ và cách lập luận mà con định hướng cho các em nắm bắt văn bản theo đúng đặc trưng thể loại. Vì vậy trong phạm vi một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ, tôi xin được đề xuất một số giải pháp mang tính bổ trợ để những giờ đọc – hiểu văn bản nghị luận thêm sinh động, học sinh dễ hiểu cũng như hứng thú hơn với giờ đọc hiểu văn nghị luận vốn được coi là khô khan. 6
  5. 2. Thực trạng của vấn đề Hệ thống văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn THPT chiếm khối lượng khá nhiều lớp 10 (tập 2) với 5 tác phẩm; lớp 11 (tập 2) với 12 tác phẩm; lớp 12 (tập 1 và tập 2) với 9 tác phẩm. 2.1. Kết quả khảo sát và những nhược điểm còn tồn tại trong dạy và học: Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là một vấn đề mang tính thời sự của nước ta hiện nay. Các nhà chiến lược giáo dục đã và đang đưa ra nhiều phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học văn để góp phần đưa nền giáo dục nước ta bắt kịp sự phát triển của giáo dục thế giới. Hệ thống các phương pháp dạy học văn đó có thể nói là đã khá phong phú, đa dạng, song dạy học văn theo đặc trưng thể loại vẫn là phương pháp dạy học căn bản. Trước thực tế đó, tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu về phía học sinh. Cụ thể, tôi đã phát câu hỏi cho 407 học sinh lớp 10,11,12 của trường để các em phát biểu những cảm nhận và nêu ý kiến, nguyện vọng của mình khi tiếp cận các văn bản nghị luận. Nội dung câu hỏi là: Em có cảm nhận như thế nào khi học những văn bản nghị luận? Kết quả: Học sinh trả lời Tỉ lệ Văn bản nghị luận có ý nghĩa, thực tế nhưng đa phần dài, khô khan, 75,24% khó nhớ nên không thích học bằng các văn bản thuộc thể loại khác có thích học nhưng chưa thật sự hiểu 10,25% không hiểu gì, không thích học. 14,51% Kết quả trên cho thấy, phần đa học sinh không thích học văn bản thuộc thể loại nghị luận. Tuy nhiên, có đến 75,24% học sinh nhận ra ý nghĩa của văn bản nghị luận, nghĩa là nguyên nhân các em không thích học các văn bản này là do chưa thực sự hứng thú với giờ học mà thôi. Từ thực trạng trên, cộng với kinh nghiệm giảng dạy cá nhân, tôi nhận thấy trong dạy và học văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn còn tồn tại những nhược điểm sau: 7
  6. 2.2. Phía người dạy: Với tâm lý giờ dạy văn bản nghị luận học sinh ít hứng thú, nên giáo viên chưa coi trọng, chưa đầu tư vào giờ dạy nên chưa tạo được hào hứng nơi học sinh. Do vậy trong cách truyền đạt giáo viên chỉ chú ý đến tính nội dung văn bản nhiều hơn tính nghệ thuật, vì thế, giờ dạy thiên về lí trí hơn việc biểu đạt những xúc cảm thẩm mĩ. Cho nên kết quả của giờ dạy chủ yếu nghiêng về những thông tin văn bản hơn là để lại dư âm của những rung cảm thẩm mĩ cho người học. 2.3. Phía người học: Với tâm lí tiếp nhận chủ yếu nghiêng về tìm hiểu, nắm bắt những thông tin văn bản nhiều hơn là việc biểu lộ cảm xúc. Do vậy cách tiếp nhận chủ yếu của học sinh nghiêng là về mặt xã hội, chính trị, theo định hướng của giáo viên là chính. Cho nên kết quả giờ học đọc hiểu văn bản nghị luận chủ yếu trở thành giờ tìm hiểu lịch sử (nếu giáo viên không nắm bắt được tinh thần của các nhà soạn sách, của văn bản nghị luận được đưa vào chương trình). Với khối lượng văn bản khá nhiều và thực tế dạy - học nêu trên, tôi đề xuất một số giải pháp bước đầu mà bản thân thấy có hiệu quả trong quá trình giảng dạy. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 3.1. Nắm chắc đặc trưng của thể loại văn nghị luận 3.1.1 Nêu lên ý kiến, thể hiện quan điểm, thái độ của người viết trước một vấn đề của cuộc sống. Ở nước ta, văn nghị luận là một thể loại văn giàu truyền thống, có giá trị và tác dụng to lớn trong trường kì lịch sử, trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Có thể nói, trong suốt quá trình lịch sử đó, văn nghị luận là nơi phản ánh rõ nhất đời sống tinh thần, tư tưởng, ý chí và khát vọng của cả dân tộc. Đó là lòng yêu nước nồng nàn trong Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn. Đó là lòng tự hào, tự tôn dân tộc, khẳng định vị thế ngang bằng của dân tộc với đế quốc phương Bắc trong Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi. Đó là tư tưởng trọng người hiền tài, đãi kẻ sĩ: “hiền tài là nguyên khí của đất nước. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và vươn 8