Sáng kiến kinh nghiệm Để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập nặn, tạo dáng tự do ở Lớp 2

doc 6 trang sangkien 05/09/2022 6580
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập nặn, tạo dáng tự do ở Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_de_nang_cao_chat_luong_day_hoc_phan_mo.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập nặn, tạo dáng tự do ở Lớp 2

  1. Để nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập nặn, tạo dáng tự do ở lớp 2. I. Lý do chọn đề tài: Hiện nay ở chương trình dạy môn Mỹ thuật ở trường cơ sở với phân môn tập nặn, tạo dáng tự do vẫn gặp nhiều vướng mắc và tiêu biểu là phân môn tập nặn, tạo dáng tự do ở lớp 2. Vì thế bản thân là một người học sinh chuẩn bị khi ra trường, nghiên cứu đồng thời giảng dạy môn Mỹ thuật em đã có rất nhiều trăn trở với phân môn tập nặn, tạo dáng tự do, để rồi viết ra sáng kiến kinh nghiệm này. II. Đặt vấn đề: Thực chất hiện tại là những điều kiện về cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy của giáo viên trong phân môn còn chưa hợp lý. Với 35 bài dạy Mỹ thuật ở lớp 2 thì phân môn: - Vẽ theo mẫu : 8 tiết. - Vẽ trang trí : 9 tiết. - Vẽ tranh : 9 tiết - Thường thức mỹ thuật : 4 tiết. - Bài tổng kết năm học : 1 tiết. - Tập nặn, tạo dáng tự do chiếm : 8 tiết. Nhưng 4 tiết trong phân môn tập nặn, tạo dáng tự do chưa đạt hiệu quả cao cho cả người dạy lẫn người học, + Bài 5: Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật. + Bài 16: Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật. + Bài 21: Nặn hoặc vẽ hình dáng người. + Bài 29: Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật. Mà trong 4 tiết đó đã có tới: 3 tiết là nặn hoặc vẽ, xé dán con vật và 1 tiết là nặn hoặc vẽ dáng người. Cùng với chương trình phân môn tập nặn tạo dáng tự do ở: 1
  2. * Lớp 1. + Bài 6: Vẽ hoặc nặn quả dạng tròn. + Bài 16: Vẽ hoặc xé, dán lọ hoa. + Bài 20: Vẽ hoặc nặn quả chuối. + Bài 22: Vẽ hoặc nặn cái ôtô. * Lớp 3. + Bài 5: Nặn hoặc vẽ, xé dán hình quả. + Bài 15: Nặn hoặc vẽ, xé dán hình con vật. + Bài 26: Nặn hoặc vẽ, xé dan hình con vật. + Bài 32: Nặn hoặc vẽ, xé dán hình dáng người. Qua đó ta thấy được cấu trúc phân môn trong chương trình 1 lớp, là cấu trúc đồng tâm bài phù hợp với khả năng của từng tuổi, từng lớp. Qua đi thực tế (ở trường Đông Thọ) em có hỏi học sinh; các em có thích học phân môn tập nặn, tạ o dáng tự do này không? Các em trả lời “có”, nhưng một số em lại trả lời “không”; khi hỏi tại sao các em có trả lời “em thích nặn, vì đó là môn học rất vui mà không phải suy nghĩ nhiều bằng công thức, lại thoải mái trong sáng tạo nghệ thuật tạo hình”, còn có em trả lời “đó là một môn rất nhàm chán, dơ bẩn, mất thời gian ”. Tất nhiên! đó là những suy nghĩa khác nhau làm cho những người giáo viên cũng như em phải suy nghĩ làm sao cho các em đồng nhất với ý kiến ham thích phân môn tập nặn, tạo dáng tự do này, thế nhưng bên cạnh đó trang thiết bị đồ dùng dạy học còn kém, các em chưa thấy được sự phong phú hăng say, sáng tạo, kỹ năng trong phân môn tập nặn tạo dáng tự do, vì vậy chúng ta cần phải quan tâm, giải quyết đến vấn đề, để nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập nặn, tạo dáng tự do ở lớp 2 nói riêng và môn mỹ thuật ở lớp 2 nói chung. III. Giải quyết vấn đề: 1. Nguyên nhân: Với vấn đề giảng dạy phân môn tập nặn, tạo dáng tự do đang gặp phải nhiều khó khăn về vật chất giảng dạy, chất lượng bài giảng và ý thức học tập của 2
  3. học sinh. Bản thân là một giáo sinh, bước đầu nghiên cứu về lĩnh vực giảng dạy mỹ thuật thì em thấy cần phải lưu ý đến một số vấn đề: - Cần có phương pháp dạy đúng đắn, phù hợp qua các bước quan sát, nhận xét cách nặn, luyện tập, với phân môn này nhằm giúp các em tăng thêm cách nhìn thẩm mỹ của các sự vật, hiện tượng xung quanh mà rất gần gũi với em như: cây cối, nhà cửa, hoa quả, động vật, hình khối, đồ vật thông qua hoạt động nặn, tạo dáng tạo cho các em tình cảm yêu thiên nhiên, cảnh vật xung quanh, đưa các em đến với nghệ thuật tạo hình, điêu khắc. - Tiếp theo đó là vấn đề cơ sở vật chất, cần đảm bảo cho công tác dạy của người giáo viên. Nên có đất nặn, các khuôn mẫu đạt tiêu chuẩn, nhiều chất liệu, có đồ dùng đầy đủ để nặn (có em học sinh hỏi rằng: em thấy các nhà điêu khắc có rất nhiều đồ khi làm, thế sao khi nặn các em không cần phải có những đồ như dao, bảng tôi chỉ đành trả lời rằng, vì các em còn nhỏ chưa cần tới những đồ đó, nhưng thực ra để nâng cao chất lượng dạy học phân môn này, cần phải cho các em làm quen dần ngay từ đầu, để các em có thể phát huy hết khả năng của mình trong công việc thử làm nhà điêu khắc nhỏ). 2. Đặc thù của bộ môn: Tất cả chúng ta, cũng như bản thân em là một giáo sinh đang nghiên cứu khoa học trong giảng dạy mỹ thuật, đặc biệt là phân môn tập nặn, tạo dáng tự do ở lớp 2, với những quan hệ giữa nội dung, phương pháp và đối tượng dạy học đều hiểu rằng: - Nhà trường cơ sở không phải là nơi đào tạo chuyên môn. Mà nhà trường phổ thông chỉ cung cấp kiến thức phổ thông nhất cho học sinh qua các môn học đã được xác định, (khi tôi hỏi các em ở lớp 2D rằng: Các em thích học môn nào, các em có trả lời: Có em trả lời thích học môn toán. có em trả lời thích học môn văn, lại có em thích học môn đạo đức nhưng có em lại trả lời thích học môn mỹ thuật). Vẫn biết rằng các em còn nhỏ chưa xác định rõ tương lai cho mình và lựa chọn học theo ý thích nhưng người giáo viên mỹ thuật cần phải đưa cái đẹp nghệ thuật tới các em mang tính cân đối cùng với các môn học khác. Mục đích của môn học này không nhằm đào tạo các hoạ sĩ, nhà điêu khắc hay những người chuyên làm công tác mỹ thuật sau này. Mà nó là một trong những phương tiện 3
  4. giáo dục thẫm mỹ cho đông đảo học sinh, mang tính phổ cập, kinh tế và tính nhân đạo. Cùng với các môn học khác, môn mỹ thuật góp phần giáo dục nhân cách cho học sinh vì trong bất cứ công việc gì, cương vị nào thì cảm xúc về cái đẹp đều làm cho con người thanh thản biết sống đẹp, làm việc tốt. - Đó là cái chung nhất của bộ môn mỹ thuật với 5 phân môn là vẽ theo mẫu, vẽ tranh, vẽ trang trí, thường thức mỹ thuật và tập nặn tạo dáng tự do đã được Bộ Giáo dục cải tiến dần để phù hợp với nhu cầu của học sinh và đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông trong nước. Trong đó cái riêng của phân môn tập nặn tạo dáng tự do là loại phân môn có đặc thù đặc biệt so với các phân môn khác đó là: Cái đẹp của bài tập nặn là lột tả được hình dáng và những nét cơ bản của đối tượng thông qua đất sét hoặc đất công nghiệp chứ không phải qua giấy, bút màu. Điều quan trọng hơn cả là các em tạo được dáng vẻ của đối tượng ở những tư thế khác nhau như đi đứng, chạy, nằm (đối với loại vật), có nghĩa là tả được dáng động tĩnh của đối tượng. (Ngày 14/2/2004 vừa dạy song bài vẽ hoặc nặn dáng người thì em có hỏi một nhóm học sinh ? Các em thích vẽ hay nặn dáng người. Trong đó 2 em trả lời là thích nặn hơn là vẽ. Tôi hỏi: Tại sao ? Các em nói rằng: Vì nặn thì nó đúng với dáng người bên ngoài hơn ? Theo tôi thì câu nói đó cũng đúng, vì khi nặn thì các em sẽ cảm nhận được các khối hình của từng phần cơ thể trong không gian thực và thay đổi được nhiều dáng người chạy đi, đứng, cúi từ một hình người cụ thể một cách dễ dàng. 3. Yếu tố người dạy và người học: Tất nhiên là để thực hiện được một bài dạy đều cần phải có hai chủ thể là giáo viên và học sinh. Người giáo viên là người truyền thụ kiến thức, còn người học sinh là người tiếp nhận kiến thức nhưng đều có nhiệm vụ chung là cùng hoàn thành tốt bài học ở hoạt động dạy và hoạt động học trong toàn bộ môn văn hoá mỹ thuật nói chung và phân môn tập nặn, tạo dáng tự do nói riêng. - Đối với người dạy: Trước khi thực hiện bài dạy tập nặn tạo dáng tự do giáo viên cần nghiên cứu nội dung bài dạy để xác định được yêu cầu và những ý chính của bài để thấy được những vấn đề có liên quan đến bài dạy. Chuẩn bị phương pháp (quan sát, trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập và liên hệ với thực 4
  5. tiễn cuộc sống) phù hợp cho từng bài. Chuẩn bị các đồ dùng dạy học gồm: bảng biểu, tranh ảnh, một số con vật nặn, hình người nặn bằng các chất liệu như đất nung, sứ ở tư thế đứng, chạy, nằm, hình vẽ phải rõ đặc điểm các con vật, người và đất nặn, dao, bảng Song song với chuẩn bị đồ dùng dạy học giáo viên phải soạn giáo án dạy nặn đủ các quy trình chung có ghi rõ các thao tác và hình minh hoạ. Khi lên lớp lời giảng phải rõ ràng, ăn khớp với thao tác nặn. Giáo viên không đứng một vị trí, giới thiệu thao tác và sản phẩm để học sinh nhìn thấy rõ. - Đối với học sinh: Trong phân môn tập nặn và tạo dáng tự do này thì người học cần phải chuẩn bị đồ dùng học tập như bảng gỗ cỡ 15 x 20cm, dao nặn, giẻ lau, đất sét hoặc đất công nghiệp có nhiều màu; đảm bảo được tính mềm dẻo dai, thuận tiện cho nặn: (nhưng ở đây tôi thấy dưới trường cơ sở các em chưa đủ cơ sở vật chất chỉ có một chút đất nặn chưa đạt tiêu chuẩn). Khi học nặn học sinh cần phải lắng nghe theo dõi rõ ràng từng bước hướng dẫn của giáo viên và thực hiện bài nặn đúng yêu cầu của bài với thao tác nhanh gọn, sản phẩm đẹp mắt, sinh động. (ở bài nặn hoặc vẽ, xé dán con vật dường như các em còn chưa nặn chính xác các bộ phận con vật, đầu to hơn mình, chân trước (con trâu) to hơn chân sau, đuôi to quá ). IV. Kết thúc vấn đề: Từ những yếu tố trên và những nguyên nhân, tác động đến dạy và học mỹ thuật. Là một người mới bước vào viết sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực sư phạm dạy học mỹ thuật tôi thấy. Để khắc phục tình trạng vướng mắc hiện nay, thì đối với giáo viên cần luôn luôn tìm tòi, tìm ra những phương pháp phù hợp đúng đắn cho phân môn tập nặn tạo dáng tự do. Cần đưa các em học sinh sôi nổi, hăng say hơn trong phân môn này, như cho các em xem qua màn hình về các xưởng điêu khắc hoặc tổ chức đi thăm quan các xưởng và các sản phẩm đã được các nghệ nhân làm ra. Và đặc biệt là cần được trang bị về cơ sở vật chất như đất nặn dao nặn, bảng gỗ, những hình mẫu, hình ảnh đầy đủ cho phân môn này. Vì vậy để cho phân môn Tập nặn, tạo dáng tự do trong môn Mỹ thuật đạt được hiệu quả cao và được đánh giá đúng vị trí như các phân môn khác thì cần 5
  6. có sự phối hợp tốt giữa người dạy và người học (người dạy phải nhiệt tình trong bài giảng trách nhiệm, đam mê nghề tạo hình điêu khắc, có kiến thức uyên sâu về chuyên ngành điêu khắc, năng lực sư phạm tốt còn người học phải thực hiện tốt các yêu cầu mà người dạy đề ra, sôi nổi, yêu thích môn học điêu khắc) Để với câu hỏi: “Các em học phân môn tập nặn tạo dáng tự do thì các em có yêu cầu gì không ?” Các em đã trả lời: “Chúng em mong được sự giúp đỡ nhiều hơn từ cô để chúng em học tốt môn này”. Tất nhiên rồi bởi em và những giáo viên khác là người trực tiếp dạy học các em, cho nên các em đã có những lời yêu cầu đó với người giáo viên , còn thực ra người gián tiếp hỗ trợ đằng sau vẫn là sự quan tâm giúp đỡ của ngành, sở, các cấp địa phương, trung ương, nhà trường, phòng, khoa giúp đỡ về tinh thần vật chất. Cung cấp đủ nhiều tư liệu, tranh ảnh, vật mẫu, đất nặn tốt, và đồ dùng nặn cho phân môn tập nặn tạo dáng tự do./. Ngày 15 tháng 10 năm 2004. 6