Sáng kiến kinh nghiệm Để dạy các bài thơ Đường trong sách Ngữ văn 7 có hiệu quả

doc 5 trang sangkien 12260
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Để dạy các bài thơ Đường trong sách Ngữ văn 7 có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_de_day_cac_bai_tho_duong_trong_sach_ng.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Để dạy các bài thơ Đường trong sách Ngữ văn 7 có hiệu quả

  1. Để dạy các bài thơ Đường trong sách ngữ văn 7 có hiệu quả A. Đặt vấn đề: Sự nghiệp giáo dục được Bác Hồ ví như sự nghiệp trồng người. Nó là nền tảng văn hoá, là sức mạnh tương lai của dân tộc. Nó đặt cơ sở vững chắc cho sự nghiệp phát triển toàn diện. Chủ trương của Đảng và nhà nước là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho đất nước. Muốn phát triển nhân tài thì ngay trong nhà trường phải làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt là đối với chương trình sách giáo khoa mới. Muốn vậy, mỗi giáo viên phải có phương pháp dạy học phù hợp với từng bộ môn nhằm nâng cao trình độ kiến thức cho học sinh, đặt cơ sở vững chắc cho các em tiến lên cấp học cao hơn. Đối với môn Ngữ văn 7 sau khi ra đời và thực hiện đồng bộ trên cả nước được bốn năm, phần lớn giáo viên văn không khỏi băn khoăn, trăn trở, còn lúng túng trong việc thực hiện. Đang từng ngày từng giờ mày mò và tìm kiếm cho mình một phương pháp dạy học tốt cho từng kiểu bài, cho từng thể loại. Trong phạm vi đề tài này tôi muốn đưa ra một số vấn đề tuy rất nhỏ nhưng không kém phần quan trọng, không ít giáo viên đang gặp khó khăn trong quá trình dạy học. Đó là vấn đề: Để dạy phần thơ Đường trong sách ngữ văn 7 có hiệu quả. B. Nội dung cụ thể: I. Nhận thức cũ và tình trạng cũ: Thơ Đường là một thành tựu tiêu biểu của văn học Trung Quốc. Việc xác định nội dung tư tưởng là một vấn đề rất khó. Trước đây thơ Đường được đưa vào sách giáo khoa văn học 9 không ít Giáo viên và học sinh gặp khó khăn trong viiệc dạy và học. Sau khi đổi mới chương trình sách giáo khoa, phần thơ Đường được đưa vào sách ngữ văn 7 lại là một vấn đề càng khó. Khi nghiên cứu sách giáo khoa Ngữ văn 7 phần lớn Giáo viên băn khoăn, trăn trở dạy thơ Đường như thế nào cho đối tượng học sinh lớp 7 có hiệu quả. Qua thực tế dạy môn Ngữ văn 7 ở trường THCS Mã Thành tôi nhân thấy một số vấn đề như sau: Trường THCS Mã Thành nằm trên địa bàn xã Mã Thành – Yên Thành – Nghệ An. Là một xã có nền kinh tế còn nghèo, chất lượng giáo dục còn thấp. Phần lớn phụ huynh học sinh chưa chú trọng vào công tác học tập của con em. Học sinh sách vỡ còn thiếu, đến trường là giao khoán cho Giáo viên và nhà trường. Vì thế trong mấy năm qua chất lượng giáo dục của trường còn thấp so với các xã lân cận. Khi thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, đội ngũ giáo viên và lãnh đạo trường gặp không ít khó khăn. Đặc biệt khi thực hiện chương trình sách giáo khoa lơp 7 mới, nhiều nội dung 1
  2. mới và khó được đưa vào như phần thơ Đường trong sách Ngữ văn 7 mà tôi trực tiếp giảng dạy. Trong quá trình thực hiện, nghiên cứu và trao đổi đồng nghiệp phần lớn Giáo viên văn đều thấy khó và ngại khi dạy phần thơ Đường. Qua thực tế dự giờ, học hỏi kinh nghiệm, qua các tiết thao giảng khi dạy các bài thơ Đường thấy kết quả chưa cao, một số em thậm chí không nắm được nội dung bài học. Từ thực tế đó tôi mạnh dạn đưa ra một số vấn đề cơ bản khi dạy các bài thơ Đường. II. Nội dung mới và giải pháp mới: Do tinh thần tích hợp với kiểu văn bản biểu cảm, chùm thơ Đường đã được đưa vào dạy ở lớp 7. Đây là loại bài khó dạy vì mọi cái đều xa lạ với các em, từ chữ Hán, thi pháp thơ Đường cho đến cả cảm hứng, thi tứ, cảnh và người trong thơ Vấn đề đặt ra ở đây là: Dạy thơ Đường như thế nào cho đối tượng 12 – 13 tuổi đạt kết quả. Qua trực tiếp dạy tôi xin mạnh dạn trao đổi với các bạn đồng nghiệp một số vấn đề như sau: 1. Giúp học sinh tiếp cận tốt tác phẩm: Tiếp cận tác phẩm là một bước cực kì quan trọng khi dạy và học một tác phẩm văn chương nói chung và đặc biệt là đối với một bài thơ Đường nói riêng. Bấy lâu nay phần lớn Giáo viên chưa chú trọng bước này và nghĩ rằng tiếp cận tác phẩm chỉ là đọc tác phẩm và trả lời các câu hỏi cuối bài. Điều đó chưa dủ khi dạy một bài hơ đường. Trước khi dạy một bài thơ Đường Giáo viên phải giúp học sinh tiếp cận tốt tác phẩm như: a. Đọc tác phẩm: Phần lớn Giáo viên khi dạy thơ Đường chỉ chú ý đến phần dịch thơ và bám vào đó để phân tích ( vì phần phiên âm chữ Hán Giáo viên nghĩ là khó nên bỏ qua). Đọc tác phẩm thơ Đường là phải đọc cả phần phiên âm chữ Hán, dịch nghĩa và dịch thơ. Đặc biệt chú đến phần phiên âm chữ Hán đã vượt khỏi tầm hiểu biết của học sinh, nhưng dù khó đi chăng nữa việc tìm hiểu kỉ phần phiên âm chữ Hán giúp học sinh bước đầu có cách cảm nhận riêng mà phần dịch thơ không thể thay thế được. b. Hiểu nghĩa các yếu tố Hán Việt. Nắm được nghĩa các yếu tố Hán Việt giúp các em bước đầu nắm được nội dung bài thơ. Thực ra sách giáo khoa Ngữ văn đã giải nghĩa các yếu tố một cách cơ bản, nhưng với những từ khó hoặc những từ dễ nhầm lẫn, lên lớp Giáo viên có thể lấy thêm ví dụ để học sinh dễ hiểu. Việc nắm chắc nghĩa các yếu tố Hán Việt tạo cơ sở cho học sinh hiểu một cách khái quát nghĩa của từng câu thơ để từ đó hiểu được nội dung tác phẩm. Sau khi nắm chắc nghĩa từng yếu tố và nghĩa từng câu. Các em phải biết so sánh phân biệt phần dịch thơ với nguyên tác. Bởi vì không phải phần dịch thơ nào cũng đạt tới “mười phân ven mười”. 2
  3. Từ đó bước đầu các em cảm nhận được vẽ đẹp của tác phẩm, thấy được nét độc đáo trong tâm hồn, phong cách nghệ thuật của từng câu thơ. Ví dụ: Trong bài “Vọng Lư Sơn bộc bố” ở câu 1: Quan hệ ý nghĩa giữa hai vế trong câu là quan hệ nhân quả, chủ thể xuyên suốt là mặt trời. Ơ phần dịch thơ, vế sau thành cụm C – V “khói tía bay”, mối quan hệ nhân quả trên đã bị xoá bỏ, không khí huyền ảo đã bị xua tan. Còn ở câu 3: Phần dịch thơ dã bỏ mất di từ “quải” nên ấn tượng do hình ảnh dòng thác gợi ra trở nên mờ nhạt, hình ảnh liên tưởng ở câu cuối thiếu cơ sở. 2. Định hướng được kiến thức cơ bản: Kiến thức cơ bản là kiến thức cụ thể nhưng ở dạng tập trung hơn, trừu tượng hơn, làm bộc lộ bản chất của cái cụ thể. Biết định hướng, làm rõ hệ thống kiến thức cơ bản sẽ tránh bài dạy dàn đều và tràn lan, làm cho học sinh nhồi nhét quá nhiều thông tin. Đặc biệt ở đây lại là thơ Đường rất hàm súc và nhiều tầng ý nghĩa. Cùng với nó, đối tượng tiếp cận lại là học sinh 12 – 13 tuổi. Ví dụ: Bài “ Vọng Lư Sơn bộc bố” (Lý Bạch) Giáo viên tập trung làm rõ được tình cảm nhà thơ trước vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của thác núi Lư. Từ đó rút ra được net độc đáo trong phong cách thơ Lý Bạch: Phóng khoáng, giàu chất lãng mạn. Thơ Đường là một thể loại khó lại dạy cho học sinh lớp 7. Vì vậy khi dạy thơ Đường Giáo viên không nên ôm đồm kiến thức dẫn đến học sinh khó hiểu rồi di đén chán nãn và tiếp nhận không có hiệu quả. 3. Xác định được thi pháp thơ Đường trong các bài thơ: Cái gì làm nên sự hấp dẫn thơ Đường? Đó chính là thi pháp thơ Đường. Nắm được điều này giúp chúng ta hiểu thơ Đường một cách chính xác và khách quan, giúp Giáo viên phân tích và giảng các bài thơ một cách sâu sắc, tránh áp đặt, miễn cưỡng, cứng nhắc. Nắm được thi pháp thơ Đường có ý nghĩa thực tiễn thiết thực đối với những người làm công tác dạy học môn Ngữ văn nói chung và thơ Đường nói riêng. Vì vậy khi dạy chùm thơ Đường trong sách Ngữ văn 7 nếu giáo viên xác định dúng các yếu tố thi pháp thì lúc ấy Giáo viên mới mỡ được cánh cửa để học sinh di vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Vậy nói đến thi pháp thơ Đường chúng ta nói đến những điều gì? Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ đưa ra một số yếu tố thi pháp cần thiết cho việc dạy phần thơ Đường trong sách Ngư văn 7. a. Con người trong thơ Đường. Con người là chủ thể, là đối tượng, đồng thời cũng là mục đích cứu cánh của văn học. Sáng tác văn học là một hoạt động phản ánh và thể hiện con người. Con người là yếu tố trung tâm, chi phối các yếu tố thi pháp khác. 3
  4. Ví dụ: Trong bài “Vọng Lư Sơn bộc bố” và “Tĩnh dạ tứ” ta thấy con người xuất hiện ở đây là con người vũ trụ, luôn khát vọng và hoà hợp với thien nhiên. Cả không gian bao la của dãy núi Lư Sơn như thu vào tầm mắt của Lý Bạch: ưa tự do, phóng khoáng, lãng mạn như một “Tiên thi”. Trong bài: “Ngẫu thư hồi hương”, “Mao ốc vị thu phong sở phá ca” con người xuất hiện ở đây lại là con người đời thường, con người hành động vì vậy họ đề cao cái tâm hơn. Đó là tình cảm, hoài niệm, ưu, sầu, oán, hận. Ơ đây chủ yếu nói đến dân đen, nó được nhìn, được xem xét trong mối tổng hoà của xã hội. b. Không gian và thời gian. Không gian và hời gian trong thơ Đường nó mang tính đối xứng với con người ở vị trí trung tâm. Trong bài: “Vọng Lư Sơn bộc bố”, “Tĩnh dạ tứ” từ một điểm nhìn con người nhìn ra mọi phía, bao quát cảnh vật để tìm ra cái thần của bức tranh thiên nhiên. Lý Bạch “Xa ngắm thác núi Lư”, đây là một sự lựa chọn hợp lý vì “xa ngắm” thì mới tái hiện được cái hùng vĩ, tráng lệ của cảnh ở đây. Con người được bao bọc giữa sơn thuỷ, giữa mây trời. Không gian mỡ ra mọi hướng và tâm hồn con người cũng tương thông với không gian ấy được thể hiện một cách tinh tế. Trong bài: “Tĩnh dạ tư” từ một điểm “đầu giường” nhìn thấy ánh trăng xuyên qua cửa, và qua hành động “cử”, “đê” ta thấy không gian ấy đã bao phủ nổi nhớ và suy nghĩ của nhà thơ. Nếu như “Vọng Lư Sơn bộc bố” và “Tĩnh dạ tứ” không gian mỡ ra mọi hướng, thì ở “Ngẫu thư hồi hương”, “Mao ốc vị thu phong sở phá ca” lại là không gian đời hường có xu hướng thu hẹp, dồn nén con người vào những địa dư chật hẹp, những góc sinh hoạt. Con người đân đen hoạt động trong thôn xóm, làng mạc cụ thể của thời hiện tại. Không gian và thời gian trong thơ Đường có tính biện chứng. Đó là cái lẽ mà các nhà thơ dùng không gian để thể hiện thời gian. Thời gian với không gian thống nhất lại làm nên một thế giới, một cuộc sống. b. Kết cấu. Nắm được kết cấu của tác phẩm góp phần quan trọng vào việc phân tích và hiểu đúng nội dung bài thơ. Nắm được kết cấu chính là nắm được mạch cảm xúc của bài thơ, Từ đó Giáo viên có hướng đi đúng trong quá trình phân tích. Trong sách Ngữ văn 7 phần thơ Đường có 5 bài trong đó có 4 bài đọc hiểu, một bài đọc thêm. Về thể loại chỉ có một bài cổ thể là “Mao ốc vị thu phong sở phá ca” còn lại đều là tuyệt cú. Bài “Vọng Lư Sơn bộc bố” có kết cấu 1 – 3 phù hợp với bút pháp “Tả khách hình chủ” (Mượn khách để tả chủ). Tác giả mượn ngọn Hương Lô để tả thác núi Lư tạo ra cái nền rực rỡ, kỳ ảo để nổi lên thác nước hùng vĩ. 4