Sáng kiến kinh nghiệm Dạy một tiết luyện tập hình theo hướng tích cực

doc 40 trang sangkien 29/08/2022 9920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy một tiết luyện tập hình theo hướng tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_mot_tiet_luyen_tap_hinh_theo_huong.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy một tiết luyện tập hình theo hướng tích cực

  1. A - Đặt vấn đề Nhân loại đã và đang bước vào thế kỷ XXI - Thế kỷ của công nghệ hiện đại và khoa học tiên tiến. Trong lĩnh vực giáo dục, chúng ta đã xác định giáo dục ngày nay là xây dựng con người mới phát triển toàn diện về đức - trí – thể – mĩ, đây cũng là nhiệm vụ của giáo dục trong thời đại hiện nay. Chúng ta coi học sinh không chỉ là đối tượng mà còn là chủ thể của giáo dục, vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy - học đang được toàn ngành giáo dục nhiệt tình hưởng ứng và đã đạt được những kết quả nhất định. Toán học là một môn học chiếm vị trí quan trọng trong nhà trường phổ thông. Dạy Toán tức là dạy cách học toán, dạy phương pháp suy luận khoa học, động thời trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất để tính toán và vận dụng các kiến thức đã học vào các tình huống thực tế. Trong dạy học chúng ta đều đã biết, phương pháp dạy học chịu sự chi phối của mục đích và nội dung, khi đã có mục đích và nội dung thì việc lựa chọn phương pháp giảng dạy là bước quyết định sự thành công của hoạt động dạy học đó. Việc lựa chọn phương pháp giảng dạy là không thể thiếu trong hoạt động của giáo viên. Bàn về vấn đề dạy và học Toán trong trường THCS, chúng ta đều biết ở cấp học này học sinh thường chưa có kỹ năng, chưa có cách học toán. Là một giáo viên đã có một thời gian nhất định trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy học sinh thường ngại học toán đặc biệt là toán hình, vì bộ môn hình học bắt nguồn từ thực tế do đó nó trừu tượng đối với các em ở lứa tuổi này. Trong quá trình giảng dạy tôi đặc biệt quan tâm đến phương pháp dạy và học các tiết luyện tập hình. Trong các tiết luyện tập hình đòi hỏi kiến thức phải chuẩn xác, bao quát kiến thức của một vài bài, nên việc lựa chọn kiến thức để luyện tập là rất cần thiết. Mặt khác trong tiết luyện tập còn đòi hỏi học sinh phải tổng hợp được rất nhiều những hoạt động toán học phức hợp như: chứng minh, tìm tập hợp điểm và những hoạt động trí tuệ chung như: phân tích,tổng hợp, so sánh cùng những hoạt động ngôn ngữ như giải thích, phát biểu .Tiết luyện tập không những củng cố, khắc sâu lý thuyết mà còn là tiết rèn luyện kỹ năng và phát triển tư duy cho học sinh. Chính vì lí do đó cho nên trong phân phối chương trình của BGD & ĐT thời lượng dành cho tiết luyện tập là không nhỏ. Nếu như tiết lý thuyết cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu thì tiết luyện tập có tác dụng hoàn thiện các kiến thức cơ bản đó, nâng cao lý thuyết trong chừng mực có thể, làm cho học sinh có điều kiện thực hành , vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải quyết các bài toán thực tế, các bài toán có tác dụng rèn 1
  2. luyện kĩ năng tính toán, rèn luyện các thao tác tư duyđể phát triển năng lực sáng tạo sau này. Tiết luyện tập không phải chỉ là giải các bài tập toán đã làm ở nhà cho học sinh hay sẽ cho học sinh làm ở trên lớp. Mặc dù, trong tiết luyện tập Toán chắc chắn có phần giải bài tập. Ngay cái tên “ Luyện tập” đã chỉ cho chúng ta thấy rằng “thầy phải luyện cái gì” và “ trò phải tập cái gì”. Thầy luyện – trò tập, đó mới là nội dung chủ yếu của tiết luyện tập. Như vậy tiết luyện tập có tính mục đích rõ ràng hơn tiết bài tập. Trong tiết luyện tập, thầy phần nào có sự tự do hơn trong việc chọn lựa nội dung dạy học so với tiết học lí thuyết, miễn sao đạt được mục đích và yêu cầu đề ra. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy nhiều năm nay tôi thấy thường thì học sinh không hứng thú học tiết luyện tập bằng tiết học lý thuyết, còn giáo viên thì không hay chọn tiết luyện tập để thao giảng và cũng có nhiều giáo viên suy nghĩ rằng dạy tiết luyện tập thường khó thành công hơn tiết dạy lý thuyết. Chính vì những lý do đó thiết nghĩ rằng tiết luyện tập chiếm số lượng lớn như vậy mà giáo viên chưa thực sự hứng thú dạy và học sinh cũng chưa thực sự thích học sẽ dẫn đến tiết học nhàm chán, nó sẽ làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức mới của học sinh. Xuất phát từ điều khẳng định: “Mỗi nội dung dạy học đều liên quan mật thiết với những hoạt động nhất định. Quá trình dạy học là quá trình điều khiển hoạt động và giao lưu của học sinh nhằm thực hiện mục đích dạy học” Qua thực tế giảng dạy của bản thân và qua trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp trong tổ, tôi mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra sáng kiến kinh nghiệm dạy một tiết luyện tập hình theo hướng tích cực với hy vọng trao đổi và mong muốn góp một phần nhỏ nào đó làm cho các tiết luyện tập không trở nên quá khó và nhàm chán với học sinh , giảm bớt phần nào đó khó khăn cho các bạn đồng nghiệp. Với kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên sáng kiến kinh nghiệm này không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định. B. giảI quyết vấn đề 2
  3. I. Mục tiêu chung của tiết luyện tập a) Một là: hoàn thiện hoặc nâng cao ở mức độ phổ thông cho phép đối với phần lý thuyết của tiết học trước hoặc một số tiết học trước, thông qua một hệ thống bài tập( bao gồm các bài tập trong SGK, SBT, hoặc các bài tập tự chọn, tự sáng tạo của giáo viên tuỳ theo mục đích và chủ ý của bản thân giáo viên), đã được sắp xếp hợp lí theo kế hoạch lên lớp. b) Hai là : rèn luyện cho học sinh các kĩ năng, thuật toán hoặc nguyên tắc giải toán, dựa trên cơ sở nội dung lí thuyết Toán đã học và phù hợp với trình độ tiếp thu của đại đa số học sinh của một lớp học, thông qua một hệ thống các bài tập hoặc một chuyên đề về các bài tập đã được sắp xếp theo chủ ý của giáo viên. Đây thực chất là vấn đề vận dụng lí thuyết để giải các bài tập hoặc hệ thống các bài tập nhằm hình thành một số kĩ năng cần thiết cho học sinh được dùng nhiều trong thực tiễn đời sống và trong học tập. c) Ba là : thông qua phương pháp và nội dung của tiết học(hoặc hệ thống các bài tập của tiết học), rèn luyện cho học sinh nền nếp làm việc có tính khoa học, học tập tích cực chủ động, sáng tạo, phương pháp tư duy và các thao tác tư duy cần thiết. * Chú ý: Trên đây là ba yêu cầu chủ yếu của tiết luyện tập toán. Tuy nhiên tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng tiết học và các đặc điểm của các phân môn mà trong từng tiết học nổi lên các yêu cầu trọng tâm. Đối với phân môn Hình Học, yêu cầu về rèn luyện phương pháp tư duy lại quan trọng hơn là cung cấp cho học sinh một lời giải của một bài toán cụ thể. Tóm lại, tuỳ theo yêu cầu của từng tiết học mà ta đưa ra yêu cầu nào trọng tâm, yêu cầu nào là chủ yếu và mức độ cụ thể của từng yêu cầu. II. Đóng góp mới về mặt lý luận, về mặt thực tiễn. 1. Về mặt lí luận. Để nâng cao hiệu quả của giờ luyện tập thì dù với biện pháp nào cũng phải thông qua các hoạt động của học sinh. Trước hết phải thấy được quá trình dạy học là quá trình triển khai hoạt động và giao lưu của học sinh nhằm thực hiện những mục đích dạy học. Học tập là một quá trình xử lí thông tin, quá trình này có các chức năng đưa thông tin vào, ghi nhớ thông tin và điều phối. Học sinh thực hiện những chức năng này bằng những hoạt động của mình. Hoạt động thúc đẩy sự phát triển là hoạt động mà chủ thể thực hiện một cách tự giác và tích cực. Vì vậy cần cố gắng gây động cơ để học sinh có ý thức thực hiện các hoạt động. 3
  4. 2. Về mặt thực tiễn. Thực tế chúng ta thường thấy trong các giờ luyện tập là: - Giáo viên yêu cầu học sinh liệt kê và nhắc lại nội dung các kiến thức đã học trong giờ luyện tập( Theo thứ tự các mục trong bài). - Giáo viên cho học sinh ghi lại các nội dung cơ bản của các kiến thức đó. - Giáo viên hướng dẫn học sinh giải một số bài luyện tập ( trong sách giáo khoa hoặc trong các sách khác) - Dẫn đến tình trạng cả học sinh và giáo viên đều không thích học và dạy giờ luyện tập. - Cũng từ thực trạng đó dẫn đến khả năng nhớ – tổng hợp kiến thức, tìm ra mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức để vận dụng giải các bài tập tổng hợp không tốt. Iii. đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy học tiết luyện tập môn Toán THCS. - Phạm vi nghiên cứu: Tiết luyện tập môn Toán THCS phần Hình Học iV. nhiệm vụ nghiên cứu + Cách giải từng bài toán như thế nào? + Có bao nhiêu cách giải các bài toán này? + Cách giải nào là thường gặp? Cách giải nào là cơ bản? + ý đồ của tác giả đưa ra bài toán là gì? + Mục đích và tác dụng của từng bài tập như thế nào? + Khai thác thêm được gì từ bài toán trên? + Rèn những kĩ năng gì từ tiết luyện tập này? Xuất phát từ việc khảo sát đó tôi thấy một mặt hướng dẫn cho các em tìm ra kiến thức mới là rất quan trọng, mặt khác để nhớ, khắc sâu và vận dụng để giải các bài tập lại càng quan trọng hơn, vậy việc đó được thực hiện ở đâu? Đó là thực hiện phần lớn ở tiết luyện tập. v - Nội dung 1. Cơ sở lí luận Luyện tập trước hết nhằm mục đích phát triển kĩ xảo như một thành phần quan trọng của kĩ năng. Luyện tập không phải chỉ đối với tính toán mà còn cả đối với việc dựng hình, vẽ hình, sử dụng thước và các dụng cụ vẽ hình khác. Với đại số là vẽ đồ thị hàm số, giải phương trình và hệ phương trình, giải bất phương trình và hệ bất phương trình Với Hình học thì đó là vẽ hình, dựng hình, tìm quỹ tích 4
  5. Việc thực hiện chức năng luyện tập dựa trên cơ sở các chức năng của phương pháp dạy học phải đạt được một số hoạt động sau: - Về hoạt động và hoạt động thành phần, cần chú ý tập luyện cho học sinh không phải chỉ về những kiến thức toán học mà cả những hoạt động khác nữa như: những hoạt động trí tuệ phổ biến trong toán học như: xét tính giải được, phân chia các trường hợp .và những hoạt động trí tuệ chung như: phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá .cùng những hoạt động ngôn ngữ như thay đổi hình thức phát biểu ở những cách khác nhau, nêu ý nghĩa của một định lí . - Về động cơ, người thầy cần gợi được động cơ luyện tập nói chung. Muốn vậy phải làm cho học sinh có ý thức được rằng học toán thực ra không phải là học thuộc các kiến thức toán một cách đơn thuần mà thực chất là học cách làm toán. Do đó việc học lí thuyết cần được kết hợp thường xuyên với luyện tập, tức là vừa học - vừa luyện, đó là một đặc điểm quan trọng của việc học tập bộ môn này. Khi đi vào các thể loại bài tập trong một lĩnh vực nội dung nào đó, cần cho học sinh thấy vai trò của kiểu bài tập đó trong việc học tập nội dung đó trong bộ môn Toán và trong những môn học khác đặc biệt là trong khoa học kĩ thuật, trong đời sống thực tế. - Về mặt tri thức phương pháp, trước hết người thầy cần cung cấp cho học sinh phương pháp tìm lời giải bài tập bao gồm 4 bước: tìm hiểu nội dung bài toán- xây dựng chương trình giải - thực hiện chương trình giải - kiểm tra kết quả và nghiên cứu sâu hơn lời giải ( phát triển bài toán dựa trên kết quả và nội dung bài toán, tức là phát triển thêm bài toán mới từ bài toán đã cho). Những gợi ý có tính chất tìm đoán để thực hiện các bước này, với tư cách là tri thức phương pháp cũng cần được dần dần truyền thụ cho học sinh theo con đường tập luyện những hoạt động ăn khớp với những tri thức phương pháp. Cùng với những phương pháp có tính chất thuật toán, việc truyền thụ cho học sinh những tri thức phương pháp có tính chất tìm đoán để giải một số kiểu bài toán là rất bổ ích.Tuy nhiên cần làm cho học sinh hiểu rằng, mục đích hàng đầu không phải chỉ là nắm vững cách giải các bài tập này, hay từng kiểu bài tập mà là rèn luyện khả năng giải bài tập nói chung để có thể ứng phó với những tình huống mới mẻ, không lệ thuộc vào nhưng khuôn mẫu có sẵn. - Về phân bậc hoạt động, người thầy cần tận dụng và xây dựng những mạch bài tập phân bậc để điều khiển quá trình dạy học theo 3 hướng toàn cảnh cụ thể: tuần tự nâng cao yêu cầu, tạm thời hạ thấp yêu cầu khi cần thiết và dạy học phân hoá. Làm như vậy để tạo cho nhiều học sinh có thể tự giải bài tập, chứ không phải chỉ nghe thầy giáo hoặc bạn bè chữa bài tập. Điều này đòi hỏi người thầy phải có các mức độ bài tập phù hợp với lực học của từng đối tượng học sinh. 5