Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp Chuyên đề Đông Nam Á

doc 45 trang sangkien 7240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp Chuyên đề Đông Nam Á", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_tich_hop_chuyen_de_dong_nam_a.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích hợp Chuyên đề Đông Nam Á

  1. 1. Tên sáng kiến: “Dạy học tích hợp chuyên đề Đông Nam Á” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trong dạy học môn Địa lí 8. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 26 tháng 12 năm 2016 đến ngày 21 tháng 1 năm 2017. 4. Tác giả: Họ và tên: Phạm Thị Thảo. Năm sinh: 1989 Nơi thường trú: Tổ 2 – TT Nam Giang – Nam Trực – Nam Định. Trình độ chuyên môn: CĐ Sinh – Địa Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc:Trường THCS Nguyễn Hiền. Điện thoại: 0916713256 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đồng tác giả: không 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THCS Nguyễn Hiền Địa chỉ: Nam Hồng – Nam Trực – Nam Định Điện thoại: 03503829160 Email: thcsnguyenhien.nt.nd@gmail.com 1
  2. PHỤ LỤC I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến Tr 3-4 II.Mô tả giải pháp: 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. Tr 5 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến. 2.1. Khái quát về dạy học tích hợp. 2.1.1. Quan điểm về dạy học tích hợp. Tr 5-6 2.1.2. Mức độ thực hiện tích hợp. Tr 6-7 2.1.3. Tầm quan trọng của tích hợp trong dạy học Tr 7-8 2.2. Tổ chức dạy học tích hợp trong chuyên đề Đông Tr 8-37 Nam Á III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại. 1. Nhiệm vụ thực nghiệm. Tr 37-38 2. Tiến hành thực nghiệm. Tr 38-41 3. Kết quả thực nghiệm. Tr 41-42 IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tr 43 DANH MỤC VIẾT TẮT Sách giáo khoa: SGK Trung học cơ sở: THCS Giáo viên: GV Học sinh: HS 2
  3. BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến Vấn đề đổi mới trong dạy và học diễn ra ngày càng mạnh mẽ trong những năm gần đây, đặc biệt Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục quyết tâm thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành TW khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Cụ thể là đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra, đánh giá. Nhìn những tổng thể mặt đạt được của giáo dục đến những mặt còn hạn chế, chúng ta đã thấy được sự nỗ lực, chung tay góp sức của các cấp, các ngành, của toàn Đảng, toàn dân ta để góp phần thúc đẩy đưa giáo dục đi lên. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, hướng tới đối tượng lĩnh hội là các em học sinh thì các nhà trường, các thầy cô quyết tâm tìm mọi cách thức để thực hiện đổi mới trong phương pháp dạy và học nhằm đưa kiến thức đến với học sinh một cách tự nhiên, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng học tập của các em. Các em thực sự tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội tri thức. Có nhiều phương pháp dạy và học tích cực nhưng phương pháp học tích hợp là xu hướng, phương pháp học mới đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của những người làm giáo dục. Một thực trạng mà đang tồn tại đó là học sinh rất nghèo nàn về kiến thức thực tế, học môn nào chỉ biết môn đó, không có khả năng lồng ghép, vận dụng kiến thức của các môn học có liên quan đến nhau hoặc cùng một môn học nhưng ở các lớp khác nhau và một thực trạng không thể phủ nhận đó là sự chồng chéo về mặt kiến thức trong sách giáo khoa. Học Địa lí ở cấp THCS các em sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về về khoa học địa lí, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, đồng thời đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước. Xu hướng sử dụng tích hợp kiến thức tổng hợp để tiếp cận tri thức trong dạy học.Tôi nhận thấy, dạy học tích hợp là cần thiết, một xu hướng tối ưu của lý luận dạy học ngày nay và đã được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đã thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học ở những mức độ nhất định. Trong những năn 70 và 80 vủa thế kỷ XX, UNESCO đã có những hội thảo với các báo cáo về việc thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học của các nước tới dự. Khi xây dựng chương trình giáo dục phổ thông, xu hướng chung của các nước trên thế giới hiện nay là tăng cường tích hợp, đặc biệt ở cấp tiểu học và THCS. Theo thống kê của UNESCO (từ năm 1960 – 1974) có 208/392 chương trình môn Khoa học trong chương trình giáo dục phổ thông các nước thể hiện quan điểm tích hợp ở các mức độ khác nhau. Một nghiên cứu mới đây của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam về chương trình giáo dục phổ thông 20 nước cho thấy 100% các nước đều xây dựng chương trình theo hướng tích hợp. Là giáo viên trẻ, tuổi nghề chưa nhiều nhưng tôi rất may mắn khi được giảng dạy dưới ngôi trường Trung học cơ sở Nguyễn Hiền – Ngôi 3
  4. trường mang tên vị trạng nguyên trẻ tuổi nhất nước ta, ở đây tôi được các giáo viên đàn anh, đàn chị quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình để tôi cũng như các giáo viên trẻ khác có điều kiện học hỏi, nâng cao kinh nghiệm trong giảng dạy. Hiện nay, trường đã hoàn thiện về cơ sở hạ tầng với 5 dãy nhà cao đẹp, khang trang, các hoạt động thể dục - thể thao, các buổi sinh hoạt tập thể. Nhà trường đã trang bị cho từng phòng học những trang thiết bị dạy học hiện đại như hệ thống máy chiếu, máy tính các thiết bị loa đài, ở các phòng học chức năng có bảng tương tác thông minh cơ sở vật chất hiện đại và tương đối hoàn thiện. (Hình ảnh trường THCS Nguyễn Hiền, Nam Trực, Nam Định) Đây là nguồn động lực, tạo hứng khởi, thúc đẩy thầy dạy tốt hơn và trò học tốt hơn. Các em học sinh luôn được giáo dục về truyền thống tốt đẹp của nhà trường, nhận thức được điều đó, các em luôn ý thức nỗ lực học tập và rèn luyện để giữ gìn và phát huy và viết tiếp trang thành tích vẻ vang của nhà trường. Xuất phát từ những vấn đề có tính lí luận và cơ sở thực tiễn trên cộng với những trăn trở của bản thân , tôi quyết định chọn đề tài sáng kiến “Dạy học tích hợp chuyên đề Đông Nam Á ” để các em có cái nhìn đầy đủ, xuyên suốt về chuyên đề Đông Nam Á – Nơi mà các em đang sinh sống và đặc biệt hơn nữa là đưa kiến thức môn Địa lí thẩm thấu vào trong nhận thức, trong tâm hồn của các em để tình yêu, lòng say mê với môn Địa lí tiếp tục cháy. Dạy học tích hợp - cơ sở cho sự phát triển năng lực học sinh 4
  5. II. Mô tả giải pháp: 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Phương pháp dạy học là khâu rất quan trọng bởi lẽ phương pháp dạy học có hợp lý thì hiệu quả của việc dạy học mới cao, phương pháp có phù hợp thì mới có thể phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của người học. Bởi vậy, việc đổi mới giáo dục trước hết là việc đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới Phương pháp dạy học thực chất không phải là sự thay thế các các phương pháp dạy học cũ bằng một loạt các phương pháp dạy học mới. Về mặt bản chất, đổi mới các phương pháp dạy học là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Như vậy, mục đích cuối cùng của đổi mới các phương pháp dạy học là làm thế nào để HS phải thực sự tích cực, chủ động, tự giác, luôn trăn trở tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức và lĩnh hội cả cách thức để có được tri thức ấy nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Trước đây, nhà trường là nơi duy nhất để ta tiếp nhận kiến thức. Ngày nay, thế giới càng trở nên phẳng hơn nhờ sách vở, internet và các phương tiện truyền thông làm cho mọi người đều có thể tiếp cận thông tin, dữ liệu một cách bình đẳng, mọi lúc, mọi nơi. Như vậy, để tiếp nhận kiến thức không phải là quá khó khăn trong thời đại ngày nay mà quan trọng là biến kiến thức đó thành kĩ năng, nói như M.A. Đanhilop: “kĩ năng chính là kiến thức trong hành động”. Từ biết, đến hiểu, đến làm việc chuyên nghiệp với năng suất cao là một khoảng cách rất lớn không phải ai cũng thực hiện được, cần có những bứt phá chuyển thói quen thành kĩ năng. Hầu hết các thói quen hình thành một cách vô thức và khó kiểm soát. Trong khi đó kĩ năng được hình thành một cách có ý thức do quá trình luyện tập. Dạy học tích hợp sẽ là nền tảng giúp phát triển năng lực cho học sinh để các em biết cách bảo vệ cuộc sống và sống có trách nhiệm với cộng đồng. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: 2.1 Khái quát về dạy học tích hợp 2.2.1 Quan điểm về dạy học tích hợp Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng.Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”. Tích hợp (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức: Integration) có nguồn gốc từ tiếng Latinh: Integration với nghĩa xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẽ. Tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau và quy định lẫn nhau, đó là tính liên kết và tính toàn vẹn. Tính liên kết có thể tạo ra một thực 5
  6. thể toàn vẹn, tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hoặc giải quyết một vấn đề tình huống. Nói ngắn gọn, tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố, nội dung gần và giống nhau, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết, làm sáng tỏ vấn đề và cùng một lúc đạt được nhiều mục tiêu khác nhau Khái niệm tích hợp được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kỳ khai sáng (thế kỉ XVIII) dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hoà, cân đối. Tích hợp còn có nghĩa là thành lập một loại hình nhà trường mới, bao gồm các thuộc tính trội của các loại hình nhà trường vốn có. Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (theo cách hiểu truyền thống từ 400 năm nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của một môn học, thí dụ : lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường vào nội dung các môn học Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân, Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố, nội dung gần và giống nhau, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết, làm sáng tỏ vấn đề và cùng một lúc đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. Dạy học tích hợp là định hướng về nội dung và phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. 2.2.2. Mức độ thực hiện tích hợp Tích hợp trong giáo dục đã trở thành quan điểm phổ biến. Tuy nhiên mức độ thực hiện thì rất khác nhau. Theo d’Hainaut (1977, xuất bản lần thứ 5, 1988), có thể chấp nhận bốn quan điểm khác nhau đối với các môn học để thực hiện mục tiêu giáo dục đồng thời cũng phản ánh bốn mức độ thực hiện tích hợp môn học như sau: - Quan điểm tích hợp “trong nội bộ môn học”, trong đó chúng ta ưu tiên các nội dung của môn học dựa trên những thành tựu của khoa học tương ứng. Quan điểm này nhằm duy trì các môn học riêng rẽ, khi có thêm yêu cầu bổ sung mục tiêu, nội dung, sẽ lồng ghép chúng vào những môn học đang có sẵn trong chương trình giáo dục của nhà trường phổ thông. Với loại hình tích hợp này, mức độ đạt được ở mức “lồng ghép”. - Quan điểm tích hợp “đa môn”, trong đó chúng ta đề nghị những tình huống, những “đề tài” có thể được nghiên cứu theo những quan điểm khác nhau nghĩa là theo những môn học khác nhau. Theo quan điểm này, những môn học 6