Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học giải quyết vấn đề cho một bài Sinh học 11 - Liên kết gen

doc 5 trang sangkien 05/09/2022 6300
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học giải quyết vấn đề cho một bài Sinh học 11 - Liên kết gen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_giai_quyet_van_de_cho_mot_bai.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học giải quyết vấn đề cho một bài Sinh học 11 - Liên kết gen

  1. I/- Đặt vấn đề: 1- Lý do chọn đề tài: Khi giảng dạy bình thường, học sinh của chúng ta cũng sẽ lĩnh hội được kiến thúc, nhưng ngay sau đó thì quên ngay vì vậy mà không áp dụng để giải các bài tập được, mà chương trình sinh học lớp 11 thì đa số các bài học đều có bài tập áp dụng, vậy nếu như học sinh của chúng ta không nắm được lý thuyết thì sẽ không làm được bài tập. Vậy làm thế nào để học sinh nắm được lý thuyết, hiểu và nhớ lâu để áp dụng vào giảng bài tập, rồi từ đó có thể áp dụng với những bài có mức độ cao hơn. Đó là trong quá trình giảng dạy giảng viên phải đưa ra được những tình huống có vấn đề, những tình huống đó sẽ kích thích tò mò của học sinh và phải có nhu cầu đó giải quyết vấn đề. Sau khi học sinh giải quyết vấn đề xong thì đó cũng là lúc lĩnh hội nội dung của bài học một cách chủ động, có như vậy thì nội dung đó mới được học sinh nhớ lâu và dễ dàng áp dụng để giải bài tập. Đây là lý do tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm củ tôi: "Dạy học giải quyết vấn đề cho một bài sinh học 11 - Liên kết gen". 2- Thực trang của vấn đề: Đa số học sinh hiện nay nói chung và trường PTTH Bán công số 1 nói riêng, học theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa, qua loa, đại khái, vì vậy mà chất lượng thấp và đa số khi học xong lý thuyết rồi nhưng vẫn không thể áp dụng lý thuyết vào bài tập. Là giáo viên giảng dạy môn Sinh học trước một thực trạng như vậy và qua vài năm công tác tôi đã rút được kinh nghiệm và đưa ra một sáng kiến nhỏ để có thể giúp học sinh chủ động nắm bài, hiểu bài và nhớ bài học lâu nhất. Đó là lý do tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: "Dạy học giải quyết vấn đề cho một bài sinh học 11 - Liên kết gen". 1
  2. II/- Giải quyết vấn đề: Để vào bài giúp học sinh nhớ lại những kiến thức đã học, đó là nội dung của định luật 1, định luật 2, định luật 3, Menđen, kèm theo là nội dung của các thí nghiệm tìm ra 3 định luật đó. Sau đó giáo viên sẽ nêu thí nghiệm của Moocgan trên đối tượng là: Ruồi giấm. P(t/c) Xám, dài x Đen, cụt F1 100% xám, dài (nghiệm đúng định luật của Menđen) Thực hiện lai phân tích: Fa ♂ xám, dài x♀ đen, cụt Đến đây giáo viên chưa viết kết quả ngay mà vấn đáp học sinh: Em hãy cho biết kết quả của phép lai phân tích trên theo định luật phân ly độc lập. Học sinh đã có sẵn kiến thức cho nên sẽ đứng lên trả lời ngay được rằng: Nếu theo định luật phân ly thì Fb sẽ cho ra 4 kiểu hình với tỷ lệ cụ thể là: 1 xám, dài: 1 đen cụt: 1 xám cụt: 1 đen dài. Sau khi đã ghi nháp kết quả mà học sinh trả lời sang góc bảng bên phải lúc giáo viên mới quay lại thí nghiệm của Moocgan và ghi kết quả: Theo như Menđen thì như vậy nhưng ở đây khi Moocgan tiến hành thí nghiệm và thực hiện biện pháp lai phân tích thì kết quả của Fb: 50% xám, dài: 50% đen, cụt tương ứng với tỷ lệ (1 : 1). Chỉ có 2 kiểu hình với tỷ lệ 1:1 chứ không phải 4 kiểu hình như chúng ta đã biết. Lúc này giáo viên đặt ra câu hỏi: Tại sao lại có sự khác nhau như vậy? Khi giáo viên đặt ra câu hỏi như thế thì học sinh phải suy nghĩ và cũng rất mong muốn trả lời , nhưng đây là một hiện tượng khó giải quyết nên giáo viên cũng phải gợi ý cho học sinh. Giúp học sinh quy ước gen: Dựa vào thí nghiệm chúng ta biết được tính trạng trội, tính trạng lặn do đó sẽ quy ước: 2
  3. B: Thân xám V: Cánh dài b: Thân đen v: Cánh cụt P(t/c) khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản F1 đồng tính, tính trạng thân xám, cánh dài. Vậy kiểu gen của F1 như thế nào? Với kiến thức đã được học ở định luật phân ly độc lập học sinh trả lời được là F1 mang 2 cặp gen dị hợp. Giáo viên lại đặt câu hỏi: Con ♀ F a có tính trạng thân đen, cánh cụt (bbvv) sẽ cho ra mấy loại giao tử? Học sinh: Con ♀ Fa chỉ cho ra 1 loại giao tử là bv Mà Fb có 2 kiểu hình với tỷ lệ 1:1 vậy con ♂ Fa phải cho ra mấy loại giao tử? Học sinh: Con ♂ Fa sẽ cho ra 2 loại giao tử là BV, bv với tỷ lệ bằng nhau. Lúc này giáo viên lại đặt ra vấn đề tiếp theo cho học sinh là: Tại sao F1 mang 2 cặp gen dị hợp mà lại chỉ cho ra có 2 loại giao tử, đây cũng là một vấn đề mới và khó cho nên học sinh sẽ lúng túng, thậm chí là không trả lời được, vì vậy mà giáo viên sẽ gợi ý cho học sinh bằng cách đặt câu hỏi tái hiện: Em hãy cho biết những điều kiện nghiệm đúng của định luật 3 Menđen? Với câu hỏi này học sinh sẽ trả lời được ngay: Có 5 điều kiện: + P phải thuần chủng về cặp tính trạng đen lai. + Tính trạng trội phải trội hoàn toàn. + Số lượng cá thể đem lại phải lớn + Các gen không alen nằm trên các cặp nhiễm sác thể tương đồng khác nhau. + Các gen di truyền độc lập với nhau, không phục thuộc vào nhau. 3
  4. Đến đây giáo viên sẽ nhấn mạnh điều kiện nghiệm đúng thứ 4 để cho học sinh thấy được sự khác nhau cơ bản giữa định luật phân ly độc lập và định luật liên kết gen. Có nghĩa là để một cá thể di hợp 2 cặp gen và cho ra 4 loại giao tử nó phải có điều kiện thứ 4. Còn trong trường hợp chúng ta đang xét nó chỉ cho ra 2 loại giao tử điều đó chỉ có thể xảy ra khi các gen không a len nằm trên 1 nhiễm sác thể. Tức là: B và V nằm trên 1 nhiễm sác thể Chúng liên kết với nhau b và v nằm trên 1 nhiễm sắc thể Vì thế khi giảm phân sẽ đi về 1 giao tử để tạo thành nhóm liên kết. Từ những gì đã giải thích trên giáo viên hướng dẫn và giúp học sinh viết sơ đồ lai: B B b b P(t/c) (X,D) x (Đ,C) V V v v B b GP V v B b F1 V v Lai phân tích: B b b b Fa ♂ (X,D) x ♀ (Đ,C) V v v v B b b GFa , V v v B b b b Fb V v v v BV bv KG: 1 : 1 bv bv 4
  5. KH: 1 xám, dài: 1 đen, cụt Sau khi viết xong được sơ đồ lai thì học sinh đối chiếu lại với thí nghiệm thấy rằng kết quả hoàn toàn phù hợp, điều đó có nghĩa là tất cả những lý luận được giải thích ở trên là hoàn toàn chính xác. Đến đây giáo viên cũng lưu ý nhắc nhở học sinh là vậy hiện tượng hoán vị gen đã xảy ra trên cá thẩ đực hay cá thể cái. Học sinh trả lời là cá thể đực. Lưu ý này để giúp các em phân biệt 2 thí nghiệm gần như giống nhau hoàn toàn, nhưng lại có kết quả khác nhau và khác như thế nào thì sẽ học ở bài tiếp theo. III/- Kết luận: Qua quá trình giảng dạy một vài năm tôi đưa ra một sáng kiến kinh nghiệm nho nhỏ để mong có thể góp phần nhỏ vào công tác giảng dạy môn sinh học, giúp học sinh có được kiến thức thực sự là của mình. Muốn được như vậy thì người giáo viên phải nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, đồng thời phải luôn luôn học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn và mở rộng kiến thức cho học sinh. 5