Sáng kiến kinh nghiệm Dạy giải một bài toán Lớp 8 như thế nào?

doc 19 trang sangkien 27/08/2022 19241
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy giải một bài toán Lớp 8 như thế nào?", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_giai_mot_bai_toan_lop_8_nhu_the_na.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy giải một bài toán Lớp 8 như thế nào?

  1. Phòng giáo dục & đào tạo huyện hậu lộc 00000 Dạy giảI một bài toán LớP 8 như thế nào? Giáoviên:PhạmTrọngThành Đơn vị: Trường THCS quang lộc SKKN môn: toán Năm học: 2007- 2008
  2. Dạy giải một bài tập Toán 8 như thế nào? PHầN I. đặt vấn đề I. Lời mở đầu Nghị quyết hội nghị lần thứ hai BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam khóa VIII đã xác định tư tưởng chỉ đạo phát triển Giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là: Nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa dân tộc, có năng lực tiếp thu văn hóa nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy năng lực cá nhân, làm chủ chi thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo; có kỷ năng thực hành giỏi; có tác phong công nghiệp; có tính tổ chức kỷ luật; có sức khỏe, là những người thừa kế và xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng " vừa "chuyên" như lời căn dặn của Bác Hồ. Mặt khác trước thềm thế kỷ XXI thì con người Việt Nam phải thực sự là con người mới XHCN có tinh thần yêu nước có sức khỏe, có tri thức để tiếp cận và hội nhập với thế giới mới đầy biến động mà vẫn giữ vững được truyền thống tốt đẹp, hướng tới tương lai mà không quên quá khứ. Phát huy tự chủ mà không hạn chế người khác phát triển. Như vậy việc hình thành cơ sở ban đầu rất cơ bản và thiết yếu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người. Thầy giáo, cô giáo cùng với nhà trường là nơi tiếp nối, duy trì và phát huy bản sắc dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Chính các thầy giáo cô giáo và trường sáng tạo đã tạo ra giá trị cao quí nhất là những con người có đủ phẩm chất năng lực để tạo ra mọi giá trị khác cho cuộc sống của bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. Giáo viên: Phạm Trọng Thành 2
  3. Dạy giải một bài tập Toán 8 như thế nào? Sản phẩm lao động của nhà giáo dục gắn với tương lai của dân tộc, vì vậy trách nhiệm của nhà giáo là rất lớn. Trong đó mỗi bộ môn mà các giáo viên giảng dạy lại có những đặc thù riêng đóng vai trò riêng. Đối với bộ môn toán có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành tư duy của con người. Vì vậy ở cấp THCS việc dạy toán là một trong những vấn đề trung tâm. ở đây tôi muốn đi sâu vào việc nghiên cứu dạy giải một bài toán lớp 8 như thế nào để mang lại kết quả cao, mặt khác cũng muốn được trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp, nhằm mục đích rút kinh nghiệm cho bản thân, nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là phương pháp giảng dạy. II. Thực trạng Và KếT QUả của vấn đề nghiên cứu 1. Thực trạng Giải toán là một trong những vấn đề trung tâm của phương pháp giảng dạy, bởi lẽ việc giải toán là một việc mà cả người học lẫn người dạy thường xuyên phải làm, đặc biệt là đối với học sinh nhỏ thì việc giải toán là hình thức chủ yếu của việc học toán. Giải toán là hình thức rất tốt để rèn luyện các kỹ năng: tính toán, biến đổi, suy luận, toán học hóa Giải toán còn là hình thức tốt nhất để kiểm tra về năng lực, mức độ tiếp thu và vận dụng kiến thức. Việc tìm kiếm lời giải cho một bài toán rèn luyện phương pháp khoa học trong suy nghĩ, trong suy luận, trong giải quyết các vấn đề và qua đó rèn luyện trí thông minh sáng tạo, phát triển các năng lực và phẩm chất trí tuệ. Ngoài ra, giải toán còn rèn luyện nhiều đức tính tốt như: tính cần cù, tính kỷ luật, tính năng động Tuy nhiên trong thực tế ở nhiều trường THCS hiện nay việc giải toán của học sinh lớp 8 và việc dạy toán của giáo viên lớp 8 qua việc tìm hiểu và nghiên cứu cho thấy còn có những thiếu sót thường mắc sau đây: Giáo viên: Phạm Trọng Thành 3
  4. Dạy giải một bài tập Toán 8 như thế nào? a) Thiếu sót của học sinh trong phương pháp giải toán: - Chưa đọc kỹ đề bài, chưa hiểu rõ bài toán đã vội lao ngay vào giải. Bởi vậy không biết bắt đầu từ đâu, khi gặp khó khăn không biết làm thế nào để tìm ra lời giải. - Không chịu đề cập bài toán theo nhiều cách khác nhau, không chịu nghiên cứu, khảo sát kĩ từng chi tiết và kết hợp các chi tiết của bài toán theo nhiều cách, không sử dụng hết các dữ kiện của bài toán. - Không biết vận dụng hoặc vận dụng chưa thành thạo các phương pháp suy luận trong giải toán, không biết sử dụng các bài toán đã giải hoặc áp dụng phương pháp giải một cách thiếu linh hoạt. - Không chịu kiểm tra lại lời giải tìm được, bởi vậy có thể tính toán nhầm hay vận dụng nhầm kiến thức mà không biết để sửa lại. - Không chịu suy nghĩ tìm cách giải khác nhau cho một bài toán hay mở rộng lời giải tìm được cho các bài toán khác, do đó bị hạn chế trong việc rèn luyện năng lực giải toán. b) Thiếu sót trong phương pháp dạy giải toán của nhiều giáo viên: Những thiếu sót của học sinh một phần là do lỗi của người thầy trong phương pháp dạy giảI bài tập Toán 8 toán. Những thiếu sót phổ biến là: - Chưa tạo cho học sinh thói quen tiến hành đầy đủ các bước cần thiết khi giải một bài toán nhất là những bài toán mới lạ hoặc những bài toán khó. - Chưa coi trọng phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận trong việc tìm lời giải một bài toán. Thông thường người thầy chỉ nặng nề về trình bày lời giải đã tìm ra mà không chú ý đến việc hướng dẫn học sinh để học sinh tự mình đi đến lời giải, bởi vậy học sinh cùng lắm là hiểu được lời giải cụ thể của bài toán mà thầy đã giải chứ chưa biết qua đó học tập cách suy nghĩ để giải các bài toán khác, ngay cả bài toán tương tự. Giáo viên: Phạm Trọng Thành 4
  5. Dạy giải một bài tập Toán 8 như thế nào? - Chưa chú trọng đến việc phân tích bài toán theo nhiều khía cạnh để tạo ra các phương pháp và lời giải khác nhau, cũng như chưa phát triển bài toán cụ thể thành bài toán tổng quát hay sử dụng phương pháp, kết quả tìm được cho bài toán khác. - Chưa chú trọng rèn luyện cho học sinh những kỹ năng thực hành: kỹ năng tính toán, kỹ năng biến đổi, kỹ năng suy luận. - Bắt học sinh giải nhiều bài tập nhưng ít hiệu quả làm cho học sinh coi việc giải toán là gánh nặng. Chưa chú ý đến việc lựa chon một hệ thống bài tập đa dạng đầy đủ mà còn đơn điệu, lập lại khiến học sinh nhàm chán, chỉ giải một cách qua loa, đại khái. - Chưa gây được hứng thú cho học sinh qua việc giải các bài toán. 2. kết quả của Thực trạng trên Qua kiểm tra đánh giá thực lực về môn toán ở hai lớp 8A và 8B trường THCS Quang Lộc vào đầu học kì I năm học 2007 - 2008 cho kết quả như sau: Bảng 1: Lớp Sĩ số Điểm Số lượng Tỉ lệ % Ghi chú Từ 0 - 2,5 15 34.88 8A 43 Từ 3 - 4,5 9 20.93 Từ 5 - 7,5 17 39.53 Từ 8 - 10 2 4.65 Từ 0 -2,5 8 18.60 8B 43 Từ 3 - 4,5 14 32.56 Từ 5 - 7,5 17 39.53 Từ 8 - 10 4 9.30 Qua bảng trên cho ta thấy tỉ lệ học sinh học môn toán dưới trung bình là rất cao, số điểm 0, 1, 2 còn nhiều. Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn tôi mạnh dạn cải tiến phương pháp tiến hành dạy giải bài toán với đề tài: “ Dạy giải một bài tập toán LớP 8 như thế nào ? ”. Giáo viên: Phạm Trọng Thành 5
  6. Dạy giải một bài tập Toán 8 như thế nào? Phần ii. CáC GIảI PHáP CầN CảI TIếN I. Giải pháp thực hiện Để giải một bài toán ngoài việc nắm vững kiến thức người giải toán còn phải có phương pháp suy nghĩ khoa học và kinh nghiệm. Phương pháp suy nghĩ và kinh nghiệm đó được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và tích lũy. Nó phụ thuộc vào mỗi con người. Để đạt được trình độ mà ta gọi là có kỹ năng giải toán, chúng ta cần học tập kinh nghiệm, phương pháp suy nghĩ khoa học và hợp lý của những người giàu kinh nghiệm, kết hợp với việc tự rèn luyện và vận dụng được những điều đó qua thực hành giải toán. Qua nghiên cứu và học hỏi những giáo viên giàu kinh nghiệm thì việc giải một bài toán cần tiến hành theo 4 bước: 1. Tìm hiểu đề toán. 2. Tìm lời giải. 3. Thực hiện giải. 4. Kiểm tra và nghiên cứu lời giải tìm được. ở mỗi bước cần phải làm gì? Suy nghĩ như thế nào? Tại sao lại suy nghĩ và làm như vậy? Ta đi phân tích từng bước đó: 1. Tìm hiểu đề toán: Để giải bất kỳ một bài toán nào ta cũng phải hiểu rõ bài toán đó, bởi lẽ: để trả lời câu hỏi mà không hiểu câu hỏi thì không thể trả lời được, mà bài toán là một câu hỏi khó ( thậm chí rất khó ) nếu không hiểu rõ đề toán thì sẽ không biết tiến hành như thế nào hoặc tiến hành giải nhưng không đạt kết quả; việc hiểu rõ đề toán còn làm ta thêm phấn chấn, tăng thêm ý chí và tập trung suy nghĩ vào việc tìm lời giải. Giáo viên: Phạm Trọng Thành 6
  7. Dạy giải một bài tập Toán 8 như thế nào? Để hiểu rõ đề toán chúng ta cần phải làm gì? Trước tiên hãy làm quen với bài toán. Đọc kĩ đề toán sao cho thấy được toàn bộ bài toán càng rõ ràng, sáng sủa càng tốt, đừng vội quan tâm tới các chi tiết. Khi bài toán đã trở nên rõ ràng, khắc sâu vào trí nhớ thì bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu bài toán. Trước hết hãy tách ra những yếu tố chính của bài toán. Nếu là bài toán về chứng minh thì yếu tố chính là giả thiết và kết luận; nếu là các bài toán về tìm tòi thì yếu tố chính là ẩn (cái cần tìm, cái chưa biết) ), dữ kiện (những cái đã cho) và tìm điều kiện (mối liên quan giữa cái cần tìm và cái đã cho) của bài toán. Tiếp đến nghiên cứu từng yếu tố chính của bài toán, thoạt đầu theo thứ tự lần lượt sau đó xét tới những tổ hợp của chúng. Xác định những mối quan hệ có thể có giữa mỗi chi tiết với những chi tiết khác, giữa mỗi chi tiết với toàn bộ bài toán. Có những bài toán cần đưa vào các kí hiệu thích hợp hay sử dụng hình vẽ. Điều này cũng là điều có ý nghĩa quan trọng giúp ta hiểu rõ bài toán và tiến tới cách giải. a) Hình vẽ: Đối với các bài toán hình học, nói chung là phải vẽ hình vì hình vẽ làm hiện lên đồng thời các yếu tố cũng như các chi tiết và mối quan hệ giữa các chi tiết đã cho trong bài mà nếu không có hình vẽ thì ta không thể hình dung hết được. Thường là sau khi vẽ hình mới có thể hiểu rõ bài toán. Khi vẽ hình cần chú ý: - Hình vẽ phải có tính tổng quát, không nên vẽ hình trong trường hợp đặc biệt vì như vậy có thể làm cho ta ngộ nhận. Chẳng hạn các đoạn thẳng không nên vẽ bằng nhau hay vuông góc với nhau, tam giác không nên vẽ cân hay vuông nếu như bài không đòi hỏi. - Hình vẽ phải rõ, dễ nhìn thấy những quan hệ và tính chất mà bài toán đã cho. Có trường hợp phải lựa chọn thứ tự vẽ các phần tử trong bài. Giáo viên: Phạm Trọng Thành 7