Sáng kiến kinh nghiệm Dạy đọc hiểu văn bản thơ Đường theo đặc trưng thể loại

doc 19 trang sangkien 8600
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy đọc hiểu văn bản thơ Đường theo đặc trưng thể loại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_doc_hieu_van_ban_tho_duong_theo_da.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy đọc hiểu văn bản thơ Đường theo đặc trưng thể loại

  1. A. MỞ ĐẦU Thơ Đường là một chủ đề độc đáo và có nhiều ý nghĩa đối việc dạy và học văn học Việt Nam trung đại. Văn học Việt Nam trung đại được ra đời và phát triển trên nền tảng tư tưởng xã hội phong kiến Việt Nam. Vì thế, văn học Việt Nam trung đại không chỉ chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo sâu sắc còn tiếp thu mà còn tiếp thu các thể loại văn học Trung Quốc. Trong đó, trước hết chúng ta phải kể đến thơ Đường. Thơ Đường luật Việt Nam thời trung đại là một thành tựu đáng kể của thơ ca Việt Nam trên cơ sở tiếp thu tinh hoa thơ Đường Trung Quốc. Từ chương trình cải cách giáo dục (năm 2001) đến chương trình đổi mới (năm 2006), thơ Đường – Trung Quốc luôn là một nội dung quan trọng trong chương trình Ngữ văn THPT (trước đây là phần văn học nước ngoài). Tuy nhiên, trong thực tế dạy học phần thơ Đường trong giai đoạn nào vẫn luôn được xem là một “lãnh địa” đầy khó khăn đối với cả người dạy và người học. Đặc biệt, dạy học thơ Đường càng không dễ dàng đối với thế hệ giáo viên và học sinh hiện nay. Hơn nữa, số lượng văn bản thơ Đường đưa vào chương trình là tương đối nhiều so với các thể loại văn học nước ngoài khác. Sự đổi mới dạy học quan trọng nhất là đổi mới về phương pháp dạy học. Việc định hình một hướng tiếp cận, một phương pháp dạy học văn bản thơ Đường là cần thiết cho cả người dạy và người học. Thơ Đường là thể loại văn học nước ngoài độc đáo, có đặc trưng thi pháp riêng. Vì vậy, để làm nổi bật được giá trị thẩm mĩ đặc sắc của những thơ Đường nhất thiết phải dạy học theo đặc trưng thể loại. Đó là lí do chúng tôi lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm là: Dạy đọc hiểu văn bản thơ Đường theo đặc trưng thể loại. Từ kinh nghiệm của bản thân và thực nghiệm dạy học, chúng tôi mong muốn đề xuất một hướng tiếp cận, một hướng dạy đọc hiểu văn bản thơ Đường nhằm tháo gỡ những khó khăn cho người dạy và tạo hứng thú cho người học. Trên cơ sở lý thuyết dạy học thơ Đường, chúng tôi thể nghiệm dạy học qua văn bản: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) của Lí Bạch. Đây là bài thơ tiêu biểu của đại thi hào, thi tiên Lí Bạch và thi pháp thơ Đường. 1
  2. B. NỘI DUNG 1. Thơ Đường và thực trạng dạy học thơ Đường 1.1. Thơ Đường - Trung Quốc: - Thuật ngữ Thơ Đường Thơ Đường là một thuật ngữ dùng để chỉ toàn bộ di sản thơ ca đời Đường của Trung Quốc. Đời Đường là thời kỳ hoàng kim của thơ ca, thời kỳ thơ ca Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao. Nói đến thơ ca Trung Quốc, người ta nói đến thơ Đường, coi đó là mẫu mực của thơ ca Trung Quốc nói riêng và của thơ ca phương Đông trung đại nói chung. Thơ Đường được hình thành và phát triển trong thời đại cực thịnh của xã hội phong kiến Trung Quốc. Thời Đường ở Trung Quốc ra đời vào đầu thế kỷ thứ VII, trong hoàn cảnh xã hội đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, những cuộc khởi nghĩa nổi lên khắp nơi. Lý Uyên một tướng của nhà Tùy đã ép Dưỡng Đế nhường ngôi cho con và năm sau phá bỏ nhà Tùy, tự xưng hoàng đế lập nên nhà Đường (618– 907). Triều đại nhà Đường là thời kỳ xã hội phong kiến Trung Quốc phát triển toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, văn học đồng thời trong lịch sử cũng là đỉnh cao của văn minh nhân loại thời trung đại. Trải qua hàng ngàn năm với những biến thiên dữ dội của lịch sử, di sản thơ Đường vẫn còn rất phong phú. Hiện nay, thơ Đường còn lại khoảng trên năm vạn bài thơ của hơn 2300 nhà thơ, với nhiều đại diện kiệt xuất. Đây là thời kỳ phục hưng thơ ca, mở đường cho sự phát triển rực rỡ với những cách tân quan trọng. Sự nở rộ của thơ Đường khiến cho Trung Hoa lúc đó được gọi là Thi ca chi bang (đất nước của thơ ca). Thơ Đường thậm chí còn ảnh hưởng và chi phối đến thơ ca các nước phương Đông (trong đó có Việt Nam) trong suốt thời kỳ trung đại. Có nhiều lý do làm tiền đề cho sự hưng thịnh của thơ Đường. Đó là chế độ khoa cử đời Đường coi trọng thơ ca, các châu quận đều mở lớp dạy thi phú. Quan trọng nhất, các vị vua đời Đường đều yêu thích thơ ca, các vị vua không chỉ sủng ái các nhà thơ tài năng, nhà thơ thậm chí còn phong chức tước cho các nhà thơ (trong đó có Lý Bạch, Bạch Cư Dị và Nguyên Chẩn). Sự phát triển của 2
  3. các ngành nghệ thuật khác như âm nhạc, hội họa, vũ đạo; sự phồn thịnh của Nho, Phật, Lão giáo góp phần giải phóng tư tưởng cũng góp phần quan trọng làm nên sự hưng thịnh của thơ Đường. Vì thế, có thể khẳng định, đời Đường, thơ ca hội tụ tất cả các điều kiện thuận lợi để phát triển. - Thơ Đường trong chương trình Ngữ văn THPT: Trong chương trình Ngữ văn THPT, về nội dung số văn bản mới được đưa vào chương trình rất nhiều. Đặc biệt là những văn bản mang tính nhật dụng, đồng nghĩa đã có nhiều văn bản văn học thẫm mĩ thuần túy khác bị lược bỏ. Tuy nhiên, nhìn chung, thơ Đường vẫn chiếm một số lượng lớn cả về dung lượng, lẫn số lượng văn bản. Trong chương trình Ngữ văn THPT, THơ Đường được sắp xếp vào Ngữ văn lớp 10 (học kỳ I). Thơ Đường được học trong 3 tiết với hai bài thơ tiêu biểu của Lý Bạch và Đỗ Phủ, đại diện cho hai trường phái thơ tiêu biểu là hiện thực và lãng mạn. Đó là các bài thơ: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng của Lý Bạch (tiết 46) và Thu hứng của Đỗ Phủ (tiết 47) và 3 bài đọc thêm: Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu), Khuê oán (Vương Xương Linh) và Điểu minh giản (Vương Duy). Về phương diện mục tiêu cần đạt trong dạy học thơ Đường đặt ra vừa phải hướng dẫn để học sinh khám phá những giá trị độc đáo về nội dung và nghệ thuật đồng thời phải hình thành những kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ Đường. Từ đó, học sinh tự chiếm lĩnh đề có kiến thức nền tảng trong việc học một số đặc điểm thơ Đường luật Việt Nam. Điều quan trọng, học sinh thấy được đặc điểm của thơ ca Việt Nam trung đại tiếp thu các tinh hoa văn học Trung Quốc nhưng cũng có những sáng tạo để tạo nên tính dân tộc, độc đáo. 1.2. Thực trạng dạy – học thơ Đường hiện nay. Dạy học thơ Đường luôn là một thử thách hết sức khó khăn đối với giáo viên. Nhiều giáo viên còn chưa cảm nhận hết những giá trị độc đáo, vẻ đẹp tinh tế của thơ Đường. Một thực tế đang xẩy ra là hiện nay, nhiều giáo viên đều e ngại, thậm chí né tránh dạy các giờ thao giảng, giờ dạy mẫu là các bài thơ Đường. Qua việc trao đổi và dự giờ nhiều giáo viên đặc biệt là với những giáo 3
  4. viên trẻ, sẽ không tránh khỏi những câu chuyện “dở khóc dở cười” trong các giờ dạy thơ Đường. Qua dự giờ các tiết dạy học thơ Đường của đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy, khi dạy học thơ Đường nhiều giáo viên vẫn dạy học theo hướng giảng văn truyền thống. Cách dạy này chủ yếu lại xẩy ra với những giáo viên “thế hệ trước”, thậm chí có người còn được coi là “cây đa, cây đề”. Trong các tiết dạy học, nếu để ý người dự giờ sẽ thấy, với những giáo viên này, họ có vốn tri thức tương đối sâu rộng về văn học cổ, về các điển tích, điển cố, các địa dạnh trong văn học Trung Quốc. Một số giáo viên còn có năng lực về Hán Nôm tương đối tốt, thế nhưng với cách dạy này, có thể “ru ngủ” người nghe, người học mà không hình thành những kĩ năng cần thiết cho người học. Trái ngược với phương pháp giảng văn truyền thống, một số không ít lại dạy đọc hiểu thơ Đường theo hướng diễn nôm. Giáo viên chủ yếu diễn nôm các bài thơ Đường, thậm chí chỉ cắt nghĩa được nội dung và nghệ thuật của bài thơ một cách đơn giản, thuần túy. Chính vì vậy, khi gặp một tình huống, một vấn đề nào đó về thơ Đường giáo viên lúng túng, dẫn đến hiểu một cách hời hợt, hiểu sai về thơ Đường. Trên thực tế, cả hai hướng dạy học này đều gây nên sự chán nản đối với cả người dạy và người học. Dạy đọc hiểu một bài thơ Đường mà người học, người nghe, thậm chí cả người dạy cũng không thấy được những giá trị độc đáo của thơ Đường so với những bài thơ Đường luật của Việt Nam. Biết rằng, dạy học các văn bản văn học nước ngoài là hết sức khó khăn những thiết nghĩ cần có một phương pháp dạy học để cả người dạy và người học đều có những thú như dạy học các văn bản nhật dụng vốn một thời bị “kêu ca” vì khó dạy, khô khăn. Từ thực tế của các giờ dạy, chúng tôi mạnh dạn chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản sau: Đánh giá sai về ý nghĩa và tầm quan trọng của thơ Đường đối với thơ ca trung đại Việt Nam. Thậm chí, một số giáo viên xác định thơ Đường không nằm trong nội dung liên quan đến thi cử, thậm chí trong cả các đề thi học kỳ cũng không có nội dung này, vì thế thơ Đường nói riêng và văn học nước ngoài trong 4
  5. chương trình Ngữ văn 10, 11 không được chú trọng (chỉ có Ngữ văn 12 có thi tốt nghiệp). Thơ Đường là nội dung của phần văn học nước ngoài. Dạy học văn học nước ngoài về căn bản theo bản dịch nên ít nhiều các giá trị độc đáo của văn học nước ngoài không thể hiện được qua bản dịch. Trong thế hệ giáo viên trẻ hôm nay, có năng lực cảm thụ, nhạy bén trong tư duy nhưng lại hạn chế về vốn Hán Nôm nên ngay cả giáo viên thậm chí cũng chưa chiếm lĩnh được giá trị độc đáo của thơ Đường nên không thể thành công trong dạy học thơ Đường. 2. Dạy học văn bản thơ Đường theo hướng đổi mới 2.1. Cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học thơ Đường 2.1.1. Đặc điểm nghệ thuật thơ Đường - Về phương diện nội dung: Đề tài thơ Đường gắn liền với làm bốn phái thơ chính. Đề tài về cuộc sống nơi biên ải, gắn liền với các tướng sĩ làm nhiệm vụ nơi biên ải của phái thơ biên tái. Phái thơ điền viên – sơn thủy: Đề tài về ca ngợi cuộc sống ẩn dật, giữ mình nơi thôn xa xóm vắng, ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên thanh tịnh, êm đẹp. Đề tài hiện thực cuộc sống trong thời loạn An - Sử, phản ánh sự bất công của chiến tranh phong kiến gây đảo lộn cuộc sống bình yên của nhân dân của phái thơ hiện thực. Đề tài về khát vọng và ước mơ táo bạo vượt lên hiện thực đen tối của thời đại, với một phong cách thơ bay bổng của phái thơ lãng mạn. Thơ Đường hướng về thiên nhiên: Không phải ngẫu nhiên trong “Khán thiên gia thi hữu cảm” Bác Hồ đã từng viết: “Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ”. Bầu trời và thiên nhiên là cái nền của thơ Đường. Thơ Đường cốt nêu lên cái thống nhất giữa con người và thiên nhiên cho nên tất yếu nó hướng tới thiên nhiên. Thơ Đường thường đồng nhất giữa các hiện tượng đối lập: Đó là sự đồng nhất hóa những hiện tượng mà giác quan cho là mâu thuẫn, thống nhất giữa cái tĩnh và cái động. Thơ Đường còn dùng sự bất biến của cảnh vật để thống nhất giữa quá khứ và hiện tại. 5