Sáng kiến kinh nghiệm Đánh giá thành công nghệ thuật xuất sắc nhất của Vợ nhặt

doc 20 trang sangkien 29/08/2022 7580
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đánh giá thành công nghệ thuật xuất sắc nhất của Vợ nhặt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_danh_gia_thanh_cong_nghe_thuat_xuat_sa.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Đánh giá thành công nghệ thuật xuất sắc nhất của Vợ nhặt

  1. Xìn Thanh Quyền Trường THPT Chuyên Hà Giang MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Mỗi lần đọc Vợ nhặt tôi lại cảm thấy tâm đắc với câu nói của Banzăc “Nhà văn chân chính là thư ký trung thành của thời đại”. Đúng thế, viết Vợ nhặt, Kim Lân đã ghi lại khá chân thực không khí ngột ngạt của nạn đói lịch sử năm 1945 mà nhân dân ta phải trải qua trong nỗi kinh hoàng rùng rợn. Nhưng đâu phải ghi lại một cách dửng dưng, khách quan, Kim Lân đã viết về bối cảnh đó với tất cả tâm hồn rộn rạo bao nỗi ưu tư. Viết Vợ nhặt, ông đã thể hiện thật tự nhiên tình cảm của mình với người dân đất Việt trước cảnh lầm than, cơ cực. Bằng tình yêu và niềm tin của mình, Kim Lân muốn khẳng định: Dẫu phải đối diện với nạn đói, với khổ đau, người dân không những càng thương yêu nhau mà còn cùng nhau cất cao bài ca hy vọng tràn đầy niềm lạc quan yêu sống: “Nơi ngưỡng cửa khốn khổ đó, họ sẽ chứng tỏ số phận và tính cách của mình, đồng thời ở nơi đó họ sẽ bắt đầu một niềm tin mới, một niềm hạnh phúc mới, dù là rất mong manh” (Kim Lân, Tác giả nói về tác phẩm). Dẫu không cần nói ra thì tất cả chúng ta đều nhận thấy, Vợ nhặt có giá trị hiện thực, đặc biệt giàu giá trị nhân đạo. Cùng với vẻ đẹp của tư tưởng, tác phẩm còn hấp dẫn bạn đọc bởi nghệ thuật viết truyện khá tài hoa của nghệ sĩ. Nổi bật với nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế Với sự kết hợp hài hòa của giá tri tư tưởng và nghệ thuật, Vợ nhặt xứng đáng là một thiên truyện ngắn xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam. Được tìm hiểu một tác phẩm “thật giá trị” như Vợ nhặt là niềm hạnh phúc của những người yêu văn. Nằm trong quỹ đạo ấy, là một giáo viên dạy văn, tôi rất yêu thích tác phẩm này. Tôi thấy thật hứng khởi mỗi khi được hướng dẫn học trò tìm hiểu vẻ đẹp của truyện ngắn Vợ nhặt. Với tình yêu dành cho truyện ngắn này, tôi chọn tác phẩm làm nội dung tìm hiểu của sáng kiến để có dịp trao đổi cùng đồng nghiệp những cảm nhận chủ quan của mình. 1 Tìm hiểu truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân
  2. Xìn Thanh Quyền Trường THPT Chuyên Hà Giang II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thực hiện sáng kiến này, tôi hiểu đã có bao công trình nghiên cứu, bao bài viết hay về Vợ nhặt. Do đó thật khó để cá nhân tôi có thể phát kiến được những ý tưởng sâu sắc, độc đáo. Nhận thức rõ thực tế đó nên trong phạm vi sáng kiến, tôi chỉ đi sâu tìm hiểu tác phẩm với mục đích: - Đánh giá đúng đắn thành công nghệ thuật xuất sắc nhất của Vợ nhặt. - Xác định chính xác vẻ đẹp tư tưởng của truyện ngắn. III. NỘI DUNG Ngoài phần mở đầu và kết luận, sáng kiến tập trung tìm hiểu một số vấn đề sau: - Kiến thức cơ bản về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt. - Luyện đề: + Đề 1: Giá trị của tình huống truyện trong Vợ nhặt + Đề 2: Hình ảnh người vợ nhặt trong tác phẩm + Đề 3: Tâm trạng của bà cụ Tứ trước sự kiện anh cu Tràng có vợ + Đề 4: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thống kê: Chọn lựa và thống kê các ngữ liệu, dẫn chứng tiêu biểu trong tác phẩm phục vụ cho mục đích nghiên cứu. - Phương pháp phân tích, so sánh: Phân tích ngữ liệu, kết hợp với đối chiếu, so sánh, nhằm khơi sâu, mở rộng cách nhìn để cảm nhận chính xác vẻ đẹp của các vấn đề được tìm hiểu. 2 Tìm hiểu truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân
  3. Xìn Thanh Quyền Trường THPT Chuyên Hà Giang NỘI DUNG A. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. TÁC GIẢ 1. Con người - Quê hương: làng Phù Lưu, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. - Gia đình: ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khó. - Con người: + Vừa làm thợ (sơn guốc, khắc tranh bình phong), vừa viết văn. + Năm 1944, Kim Lân tham gia Hội Văn hóa cứu quốc và từ đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ cách mạng và kháng chiến. + Là con người tài năng: ngoài tài văn, Kim Lân còn tham gia sân khấu và điện ảnh. 2. Sự nghiệp văn học a. Đề tài: Sáng tác của Kim Lân tập trung vào hai mảng đề tài lớn: - Cuộc sống và tâm tư tình cảm của những kiếp người nghèo khổ, những người con vợ lẽ, con cô đầu, những người dân ngụ cư, từ nông thôn trôi dạt ra thành phố Đúng như Nguyên Hồng khẳng định: tác phẩm của Kim Lân không chỉ “chân chất của đời sống và con người nghèo hèn” mà còn “ấm áp tình người, tình cảm những con người lao động đôn hậu, nhân ái, thủy chung và giàu khát vọng” - Những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, những thuần phong mĩ tục ở nông thôn, sau lũy tre làng. Qua những tác phẩm này, người đọc được hiểu tường tận những công việc, những quy tắc, luật lệ rất kì công trong những thú vui tao nhã của ông cha ta. b. Nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân - Giọng kể: Nhà văn dùng cách kể chuyện tâm tình qua lời của nhân vật “tôi ”trong tư cách tác giả kể về cảnh ngộ chính mình và những người gần gũi xung quanh, hoặc dẫn truyện bằng ngôn ngữ của nhân vật, chủ yếu là người nông dân hiền lành, chất phác, nói ít, mà nghĩ nhiều (như truyện Làng, truyện Vợ nhặt). 3 Tìm hiểu truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân
  4. Xìn Thanh Quyền Trường THPT Chuyên Hà Giang Từ ngữ, câu văn trong tác phẩm của ông mộc mạc, quê kiểng, giản dị mà vẫn trong sáng, hóm hỉnh, tươi tắn. Rất ít khi nhà văn dùng từ ngữ cổ trang trọng, cầu kì. Âm điệu chung trong truyện Kim Lân là thủ thỉ, chậm rãi, đôi khi tỉ mẩn đến từng chi tiết nhỏ nhặt có nét hao hao giống giọng văn Nguyên Hồng. - Xây dựng tình huống, cốt truyện: Truyện của Kim Lân thường có cốt truyện chặt chẽ, hấp dẫn nhờ xây dựng những tình huống éo le, những chi tiết bất ngờ thú vị. Ví dụ: tình huống trớ trêu trong cuộc găp gỡ, rồi thành vợ, thành chồng của anh cu Tràng; chi tiết ông Hai múa tay khoe cái tin nhà mình bị cháy ( Làng ) - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhà văn vừa miêu tả ngoại hình, vừa đi sâu diễn tả tâm tư, cảm xúc, ý nghĩ của nhân vật khá tinh tế. Nếu nhìn một cách hệ thống từ những nhân vật xuất hiện trong tác phẩm Kim Lân viết trước Cách mạng đến các tác phẩm sau này, người đọc dễ dàng nhận ra nét riêng của Kim Lân là: một ngòi bút sâu lắng, cẩn trọng, tỉ mỉ, luôn luôn cố gắng để đi tới tận cùng những nỗi niềm, tâm trạng từng con người, từng số phận riêng, để từ đó góp một tiếng nói riêng vào trang sử chung về tâm tư tình cảm con người Việt Nam của văn học hiện đại chúng ta. Nhà thơ Trần Ninh Hồ đã nói khá xác đáng về thành công này của Kim Lân:“Tất cả, tất cả, dường như đã được ghi lại bằng những thân phận, những tâm trạng sắc sảo đến cốt, đến lõi. Nếu như cho rằng văn chương là lịch sử tâm trạng con người thì Kim Lân là nhà văn đích thực trên cái ý nghĩa ấy” Tóm lại, trong đội ngũ nhà văn hiện đại Việt Nam, Kim Lân thuộc nhóm những nhà văn viết không nhiều, không thích những “tráng ngôn đại ngữ”, không ưa lối viết “lên gân”, mà thường nghĩ suy sâu sắc, thận trọng, xử sự ôn hòa, nhân hậu với đời, với người cũng như trong sáng tạo nghệ thuật. Ông có đóng góp rất tích cực trong thể tài truyện ngắn và đề tài nông thôn. Ông đã viết về mảng hiện thực này bằng tình cảm, tâm hồn con người vốn là con đẻ của đồng ruộng. Nói như nhà văn Nguyên Hồng, bạn tri kỉ gần gũi với Kim Lân về nhiều mặt: “Ông là nhà văn một lòng đi về 4 Tìm hiểu truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân
  5. Xìn Thanh Quyền Trường THPT Chuyên Hà Giang với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống ” ( Trích trong Bước đường viết văn của tôi ). II. TÁC PHẨM VỢ NHẶT 1. Xuất xứ - “Vợ nhặt” là truyện ngắn thành công nhất của Kim Lân, được hoàn thành năm 1954. Truyện ngắn này thực ra được viết lại từ cuốn tiểu thuyết mà nhà văn viết dở trước Cách mạng có tên là “Xóm ngụ cư”. Kim Lân có lần tâm sự: “Vợ nhặt thực ra là một chương đã được viết lại của truyện dài “ Xóm ngụ cư ” mà tôi đang viết dở ”. - Tác phẩm được in trong tập truyện “Con chó xấu xí”(1962) 2. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm - Nhan đề Vợ nhặt đã tạo được ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc. Đây không phải là cảnh lấy vợ đàng hoàng, có ăn hỏi, có cưới xin theo phong tục truyền thống của người Việt, mà là “nhặt được vợ”. - Chỉ riêng hai chữ “Vợ nhặt” cũng đã nói lên khá nhiều về cảnh ngộ, số phận của Tràng và cả của người đàn bà xa lạ nữa. Đúng là anh Tràng đã nhặt được vợ. Cái giá của con người chưa bao giờ lại rẻ rúng đến như vậy. Chuyện Tràng nhặt được vợ đã nói lên tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. 3. Giá trị tác phẩm a. Tư tưởng Qua tác phẩm, nhà văn khẳng định: cuộc sống dù nghèo đói, tăm tối đến đâu, những người lao động vẫn gắng gượng vui sống, gắn bó với nhau bằng tình thương yêu, bằng lòng bao dung, nhân hậu, để cùng gìn giữ niềm vui sống, niềm khát khao mái ấm gia đình, hướng tới một ngày mai tươi sáng. Kim Lân có nói “Cái đói hành hạ tất cả mọi người nhưng không át được sức sống đơn sơ của tâm hồn họ. Đói. Nó 5 Tìm hiểu truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân
  6. Xìn Thanh Quyền Trường THPT Chuyên Hà Giang vừa cay đắng, vừa đớn đau, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên những tia sáng về đạo đức, danh dự” Tác phẩm vừa có ý nghĩa hiện thực lên án thực dân, phong kiến, vừa ngân nga nhè nhẹ một ý vị lãng mạn mơ màng, thấm đẫm cảm hứng nhân bản, nhân văn sâu sắc. b. Nghệ thuật - Tình huống truyện độc đáo: Mối lương duyên éo le, trái khoáy của anh cu Tràng giữa nạn đói lịch sử năm 1945. - Nghệ thuật khắc họa nhân vật: biệt tài miêu tả và biểu hiện tâm trạng, tính cách người nông dân. - Giọng văn: Lối kể chuyện nhẹ nhàng, thủ thỉ, gần gũi như chuyện tâm tình, phảng phất cách kể truyện cổ tích, rất phù hợp với đặc điểm tính cách nhân vật người nông dân. - Ngôn từ: dùng lời ăn tiếng nói người lao động mà vẫn trong sáng. Đặc biệt thú vị là nhà văn đã sáng tạo từ “Vợ nhặt”. “Xưa nay, ta chỉ nói “vợ cheo”,“vợ cưới”,“vợ theo” Với từ này, nhà văn đã làm giàu thêm cho kho tàng ngôn ngữ vốn rất giàu có, trong sáng của dân tộc ta”(Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường, NXB Giáo dục). Tóm lại, Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân và là một trong những đỉnh cao của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. B. LUYỆN ĐỀ I- Đề 1 Giá trị độc đáo của tình huống truyện mà Kim Lân đã tạo dựng trong tác phẩm Vợ nhặt. Gợi ý 1. Mở bài 6 Tìm hiểu truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân