Sáng kiến kinh nghiệm Đàn ghi ta của Lor-ca

doc 14 trang sangkien 7900
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đàn ghi ta của Lor-ca", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_dan_ghi_ta_cua_lor_ca.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Đàn ghi ta của Lor-ca

  1. Phần mở đầu I. Lí do chọn đề tài: Tiếp nhận và cảm thụ văn học là điều vô cùng quan trọng và cần thiết của người học văn, dạy văn. Mỗi một tác phẩm văn học giống như một tòa tháp nhiều tầng, bậc còn ẩn chứa nhiều bí mật. Đến với các tác phẩm văn hoc, người đọc, người học và người dạy văn như một nhà thám hiểm khát khao chinh phục, kiếm tìm những báu vật còn khuất chìm bên trong thế giới ngôn từ. Tiếp nhận văn học nhìn chung không hề đơn giản, với thơ ca lại càng khó hơn. Ngôn ngữ thơ ca là ngôn ngữ hình tượng, gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ, liên tưởng khác nhau. Điều quan trọng là người đọc phải gọi ra được những cảm xúc, suy nghĩ, ước mong của người viết được thể hiện một cách kín đáo, ý vị trong tác phẩm của mình. Làm thế nào để tiếp nhận thơ ca một cách sâu sắc, đúng đắn mãi là nỗi day dứt, niềm trăn trở của những người yêu thơ. Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này cũng xuất phát từ chính nỗi niềm và sự hối thúc của lòng mình trước tiếng gọi mãnh liệt của thơ ca. Thanh Thảo là một nhà thơ trưởng thành từ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ông đã nổi tiếng với các tập thơ viết về chiến tranh như Dấu chân qua trảng cỏ, Những người đi tới biển .Sau năm 1975, ông là một trong những nhà thơ có nhiều tìm tòi khám phá để đem đến cho thơ ca cách biểu hiện mới mẻ, độc đáo. Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca là một thi phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thanh Thảo sau năm 1975. Điều mới mẻ và bất ngờ trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 12 lần này là bên cạnh những bài thơ đã trở thành kinh điển của những nhà thơ viết trong thời chống Pháp, chống Mĩ, đã vô cùng quen thuộc gần gũi với người dạy, người học văn bao thế hệ lại có những bài thơ viết sau năm 1975 với một lối viết , lối cảm rất mới mẻ và hiện đại. Bên cạnh Việt Bắc của Tố Hữu, Tây Tiến của Quang Dũng, Mặt đường khát vọng của Nguyên Khoa Điềm là Đò Lèn của Nguyễn Duy và đặc biệt là Đàn ghi ta của Lor- ca của Thanh Thảo. Bài thơ như một đoá hoa có vẻ đẹp và hương thơm rất lạ khiến không ít người học và người dạy văn có chút ngỡ ngàng, hoang mang. Được tiếp xúc với nhiều đồng nghiệp giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở nhiều trường trong tỉnh, tôi đã được nghe nhiều ý kiến băn khoăn, những câu hỏi thắc mắc xung quanh việc tiếp cận, tìm hiểu bài thơ này. Đã từng giảng dạy nhiều bài thơ quen thuộc, cách hiểu, cách cảm những thi phẩm ấy dường như đã trở thành một đường mòn, nay phải làm việc với một bài thơ mới đã thấy là khó thế mà bài thơ mới ấy lại không hề dễ cảm nhận thì những băn khoăn, thắc mắc thậm chí cả sự hoang mang kia là điều dễ hiểu. Bản thân tôi cũng không tránh khỏi tâm trạng ấy khi mới tiếp cận bài thơ. Qua thực tế giảng dạy của bản thân, qua những ý kiến trao đổi của các đồng nghiệp gần xa, qua việc đọc những bài viết về tác giả tác phẩm và những bài viết, những lời tâm sự của chính Thanh
  2. Cách tiếp cận bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca của Thanh Thảo Thảo, tôi thấy mình phần nào đã cảm nhận được bài thơ. Viết sáng kiến này, tôi chỉ có mong muốn thật giản dị là chia sẻ với đồng nghiệp cách hiểu, cách cảm, cách tiếp cận tác phẩm này không ngoài mục đích nâng cao chất lượng việc dạy và học văn trong nhà trường THPT. II. Phương pháp nghiên cứu: - Dựa vào cách khai thác, tìm hiểu một bài thơ trữ tình. - Dựa vào đặc trưng của thơ tượng trưng, siêu thực. - Vận dụng các thao tác: so sánh, phân tích, bình, đọc hiểu III. Phạm vi nghiên cứu: Năm học 2008 – 2009 và năm học 2009-2010 IV. Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 12. - Sách tham khảo - Các bài giảng, các ý kiến của các giảng viên Đại học Nguyễn Văn Song 2 Trường THPT Phù Cừ
  3. Cách tiếp cận bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca của Thanh Thảo Nội dung I. Cơ sở tiếp nhận bài thơ 1.Nghệ thuật thơ tượng trưng, siêu thực: Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca được Thanh Thảo viết năm 1979 và nằm trong tập thơ Khối vuông ru bích xuất bản năm 1985. Nhan đề tập thơ phần nào đã hé mở cho người đọc về quan niệm của Thanh Thảo về thơ hiện đại. Hẳn chúng ta đều đã ngắm nhìn và thích thú trước những khối vuông ru bích nhiều sắc màu. Mỗi lần đưa tay để xoay các mặt của khối vuông ru bích, ta lại có những mặt ru bích mới với những sắc màu mới. Thật là khó để đưa tất cả những ô vuông cùng màu về một mặt. Có nghĩa là cấu trúc ru bích là cấu trúc không cố định, nó biến đổi, linh hoạt sau mỗi lần xoay. Mượn cấu trúc ru bích , Thanh Thảo muốn đưa ra một định nghĩa mới về cấu trúc của thơ. Đó là cấu trúc mở giúp người đọc giải phóng được trí tưởng tượng và cảm xúc. Mỗi người tiếp nhận sẽ là một người đồng sáng tạo đem đến cho bài thơ một diện mạo mới. Muốn làm được điều đó, người viết phải sáng tạo được một thế giới hình ảnh thơ tượng trưng. Những hình ảnh này không hoàn toàn mô phỏng, miêu tả đối tượng được bàn đến giống hệt như trong hiện thực mà nó giống như những gợi ý để người đọc tưởng tượng về đối tượng theo cách cảm nhận của mình. Dù không thể tuỳ tiện hiểu thế nào cũng được nhưng chắc chắn là có nhiều cách hiểu từ một hình ảnh thơ. Soi ngắm ở mỗi góc độ khác nhau, hỉnh ảnh ấy lại toả sáng một vẻ đẹp. Sự kì diệu là ở đó và khó khăn cũng là ở đó. 2. Người nghệ sĩ Tây Ban Nha- Lor-ca: Muốn đến được với thi phẩm này, trước hết người dạy cũng như người học phải có sự hiểu biết nhất định về Lor- ca. Ông sinh năm 1899 và mất năm 1936. Nhắc đến Lor-ca là nhắc đến một người nghệ sĩ lớn cả về âm nhạc và thi ca đồng thời cũng nhắc đến một người chiến sĩ kiên cường trong đấu tranh chống lại chế độ phát xít Phrăng cô ở Tây Ban Nha đầu thế kỉ 20. Ông từng được mệnh danh là con sơn ca của xứ sở bò tót, là người nghệ sĩ dân gian luôn đồng hành cùng cây đàn ghi ta- một nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây Ban Nha. Ông luôn có mặt trong những lễ hội văn hoá truyền thống để cất lên tiếng hát, tiếng đàn đầy khát vọng sống, khát vọng tự do và tình yêu đời thiết tha. Người nghệ sĩ lãng du ấy tồn tại trên đời như một cơn gió luôn khao khát bay xa. Ông là một trong những người nghệ sĩ đi tiên phong trong việc đổi mới, cách tân nghệ thuật ở Tây Ban Nha. Tuy nhiên, Lor-ca là cái gai nhọn, sắc trong mắt chính quyền phát xít. Ngày 19 tháng 8 năm 1936, ông bị chính quyền phát xít giết hại và vứt xác xuống giếng. Sự kiện ấy khiến cả đất nước Tây Ban Nha đau đớn, bàng hoàng và bừng tỉnh như sau một cơn chấn địa kinh hoàng. Giới nghệ sĩ chân chính mất đi một người bạn lớn, một khối sáng tạo tuyệt vời, người dân Tây Ban Nha và những trái tim yêu chuộng hoà bình trên thế giới mất đi một điểm tựa tinh thần trên Nguyễn Văn Song 3 Trường THPT Phù Cừ
  4. Cách tiếp cận bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca của Thanh Thảo con đường tranh đấu. Nhưng sự mất đi của Lor- ca chỉ giản đơn là sự mất mát về thể xác, ông vẫn luôn có một chỗ đứng, một sức sống bất diệt trong muôn triệu trái tim trên thế giới. Ông là một biểu tượng vĩnh hằng về người nghệ sĩ, chiến sĩ chiến đấu đến cùng cho cái đẹp, cho tự do. 3. Mạch nguồn cảm hứng của thi phẩm: Người nghệ sĩ vốn đa sầu, đa cảm và dễ đồng bệnh tương lân. Xưa Bạch Cư Dị đã từng thổn thức, lệ rơi “chan chứa hơn người” trước tiếng đàn và cuộc đời chìm nổi của người gảy đàn tì bà trên bến Tầm Dương, Nguyến Du đã từng “ Thổn thức bên song mảnh giấy tàn” khi đọc phần di cảo như thấm đầy máu và nước mắt của Tiểu Thanh thì nay Thanh Thảo lại đồng cảm, xót xa và ngưỡng mộ trước số phận đau thương, trước tài năng và sức sống bất diệt của Lor- ca, một người nghệ sĩ cách biệt với Thanh Thảo về thời gian, không gian và thế hệ: người kia mất năm 1936 thì người này ra đời cũng vào năm ấy; người kia ở Tây Ban Nha thì người này ở Việt Nam; người này ở trần gian thì người kia đã đi về cõi vô cùng. Niềm đồng cảm của Bạch Cư Dị hoá thành viên ngọc thơ mang tên Tì bà hành, niềm đau của Nguyễn Du hoá thành giọt châu vĩnh cửu có tên gọi Độc Tiểu Thanh kí và đây là khúc tưởng niệm trác tuyệt Đàn ghi ta của Lor-ca được vút lên từ trái tim đầy rung cảm, xót đau và ngưỡng vọng của Thanh Thảo. Tất cả gặp nhau ở niềm đồng cảm của người nghệ sĩ với người nghệ sĩ. Họ thương cho người cũng như một cách để thương mình vậy. 4. Thế giới hình ảnh thơ trong thi phẩm: Nói đến thế giới hình ảnh thơ trong bài thơ này đương nhiên là nói đến những hình ảnh thơ siêu thực. Nó mới lạ, độc đáo và có sức hấp dẫn lạ lùng. Nói là mới lạ không có nghĩa là xa lạ như rơi xuống từ cõi hoang tưởng. Nếu ai đã từng đọc thơ của Lor-ca sẽ thấy nó gần gũi với Lor-ca, với xứ sở, với văn hoá Tây Ban Nha. Đó là đàn ghi ta, vầng trăng, yên ngựa, áo choàng đỏ, lá bùa, cô gái Di-gan .Thế giới hình ảnh này là điểm tựa chính để khám phá vẻ đẹp của bài thơ, đặc biệt là hình ảnh đàn ghi ta và vầng trăng. * Hình ảnh tiếng đàn ghi ta: Không phải ngẫu nhiên mà đàn ghi ta còn có tên gọi là Tây Ban Cầm. Cây đàn này như một biểu tượng muôn đời cho văn hoá, cho đất nước Tây Ban Nha bởi đất nước này, xứ sở này là nơi ra đời của nó. Những âm thanh của đàn ghi ta phát ra từ thùng gỗ có khả năng biến hoá linh hoạt rất phù hợp để diễn tả thế giới tâm hồn phong phú và khoáng đạt của con người Tây Ban Nha. Ai đã từng nghe nhạc phẩm Vũ khúc Tây Ban Nha qua diễn tấu của đàn ghi ta sẽ không khỏi rung động, xao xuyến. Có lúc, bản đàn khiến lòng ta lặng đi bởi giai điệu, tiết tấu, âm thanh chậm, buồn, trầm lắng, nhưng có khi lòng ta lại rộn ràng, náo nức bởi một thế giới âm thanh dồn dập, cuồng say. Sinh thời, Lor- ca là một người nghệ sĩ lãng du, luôn gắn bó với cây đàn ghi ta như hình với bóng. Yêu đàn ghi ta tới mức, trong một bài thơ, ông đã Nguyễn Văn Song 4 Trường THPT Phù Cừ
  5. Cách tiếp cận bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca của Thanh Thảo từng viết: Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn. Vì lẽ thế, đàn ghi ta còn là biểu tượng cho tình yêu nghệ thuật, tình yêu đất nước, yêu văn hoá dân tộc của Lor-ca. Thanh Thảo đã chọn hình ảnh tuyệt vời này, lấy nó làm linh hồn để khắc hoạ hình tượng Lor-ca, một nghệ sĩ có số phận đau thương nhưng có vẻ đẹp tâm hồn và sức sống kì diệu. Đàn ghi ta xuất hiện xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm như một sinh thể có dáng hình, màu sắc, có số phận, có cả máu và cái chết đẹp lấp lánh, huyền hoặc đến ám ảnh. Ban đầu nó xuất hiện bằng âm thanh nhưng âm thanh lại là một hình khối biết phập phồng, tuy mong manh, mơ hồ như một hơi thở nhưng sống động và gợi cảm. Đó là những tiếng đàn bọt nước. Tiếng đàn ấy nghe sao mà miên man, sao mà da diết, mà buồn đến thế. Nó như những nỗi niềm tan vỡ, tiếp nối khôn nguôi. Nó giống như một dự cảm về một cuộc đời ngắn ngủi, mong manh. Đó là định mệnh nghiệt ngã của Lor-ca chăng? ở phần giữa của thi phẩm, tiếng đàn ghi ta như oà vỡ trong tâm tưởng của người nghệ sĩ khi Lor-ca đang bị điệu về bãi bắn, đang đến gần với cái chết. Tâm hồn Lor-ca trào dâng những xúc cảm mãnh liệt. Tất cả những cảm xúc ấy tìm đến với thế giới của tiếng đàn muôn sắc điệu để bộc lộ. Đây là tiếng ghi ta nâu đánh thức một miền kí ức về người con gái đã đem lòng yêu một chàng nghệ sĩ lãng du giống như gửi lòng mình cho gió, cho mây. Đây là tiếng ghi ta lá xanh tràn đầy nhựa sống, như tiếng gọi của cuộc đời đang tha thiết níu giữ một con người biết yêu cái đẹp. Và đây là tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy trước sự vùi dập, đập nát, huỷ hoại phũ phàng của thế lực tàn bạo. Qua nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tiếng đàn ghi ta đâu chỉ còn giản đơn là âm thanh mà nó đã hoá thành màu sắc: xanh, nâu; thành hình khối: tròn; thành chuyển động: ròng ròng, vỡ tan; thành thân thể và cái chết: máu chảy. Sức mạnh của nghệ thuật thơ siêu thực được dồn chứa trong hình ảnh và ngôn từ quả là kì diệu. Một tiếng đàn mà ôm trọn bao điều không dễ nói. ở tiếng đàn kia có một con người, một số phận đau thương và có thêm một trái tim đồng cảm đang dồn dập đập những nhịp đau. Hình ảnh tiếng đàn còn được thể hiện qua chuỗi âm thanh li-la li-la li-la ở đầu và cuối tác phẩm khiến cho bài thơ có kết cấu của bản giao hưởng. Nếu chuỗi âm thanh li-la li-la li-la ở phần đầu như những nốt dạo đầu nhẹ nhàng có tác dụng tái hiện hình ảnh một người nghệ sĩ lãng du, nếu điệp từ tiếng ghi ta dồn dập ở phần giữa giống như đoạn cao trào diễn tả giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời của Lor-ca thì chuỗi âm thanh li-la li-la li-la ở phần cuối tác phẩm là những nốt nhạc cuối cùng ngân vang viên miễn như sức sống bất diệt của Lor-ca. Và đây nữa là hình ảnh chiếc ghi ta màu bạc khi lor-ca đi về cõi siêu sinh. Màu nâu muôn thủa của thùng gỗ ghi ta bỗng hoá thành con thuyền thơ lấp Nguyễn Văn Song 5 Trường THPT Phù Cừ