Sáng kiến kinh nghiệm Công tác xã hội hóa giáo dục đối với trường ngoài công lập

docx 40 trang Mịch Hương 27/09/2024 1220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác xã hội hóa giáo dục đối với trường ngoài công lập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_xa_hoi_hoa_giao_duc_doi_voi_t.docx
  • pdfLê Tất Đạo-THPT Đinh Bạt Tụy - Công tác quản lý.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Công tác xã hội hóa giáo dục đối với trường ngoài công lập

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐINH BẠT TỤY  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRƯỜNG NGOÀI CÔNG LẬP Người thực hiện: Lê Tất Đạo Lĩnh vực nghiên cứu: Công tác quản lý Số điện thoại: 0976043034 Năm học: 2021-2022 i
  2. 1. Kết luận 34 2. Một số ý kiến 35 3. Khả năng và điều kiện áp dụng 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
  3. Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo. Nhà nước tổ chức quản lý, mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức xã hội đều phải chăm sóc, phải có trách nhiệm giáo dục, có thế thì trẻ em hôm nay mới trở thành công dân có ích, trở thành người lao động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, người chủ của đất nước mai sau. Tuy nhiên, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ (KHCN) thì giáo dục của các nước trên thế giới đã lên trên một tầm cao mới mà có thể nới chúng ta phải mất hàng chục năm mới có thể có được nền giáo dục như của các nước phát triển như hiện nay. Muốn được như thế thì cần phải đảm bảo có đầy đủ CSVC, trang thiết bị thí nghiệm thực hành, chế độ cho người thầy.v.v. Để đạt được điều đó thì chúng ta cần nhìn từ đâu? khi đất nước còn khó khăn về ngân sách, trong khi tất cả các nghành đều cần được đầu tư. Vì vậy phải huy động mọi nguồn lực có thể của xã hội để làm công tác Giáo Dục (Nhân lực - Vật lực - Trí lực và Tài lực.). Đối với các trường ngoài công lập thì công tác Xã hội hóa cần phải được phát huy nhiều hơn, phải chủ động nắm bắt trước những thay đổi của xã hội, của nghành để kịp thời thích ứng và có các giải pháp phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, đặc biệt là với xu thế số hoá trường học là tất yếu thì vấn đề nâng cao CSVC trang thiết bị phục vụ học tập lại càng cấp thiết Những năm qua công tác xã hội hóa giáo dục của mọi cấp học đã trở nên phổ biến và rộng rãi trong toàn xã hội. Huy động được nhiều sức người, sức của trong toàn xã hội, góp phần đưa nền giáo dục nước nhà gặt hái được nhiều thành công. Từng bước giải quyết, hiện thực hóa các đường lối, tư tưởng giáo dục của Đảng và chủ trương của Nhà nước, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để Giáo dục, Đào tạo ra các thế hệ lao động mới phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của nền Công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn Sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2021 - 2022 là: "Một số kinh nghiệm trong công tác Xã Hội Hóa Giáo dục đối với trường ngoài công lập 2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng của công tác Xã Hội Hóa giáo dục ở trường THPT Đinh Bạt Tụy- Huyện Hưng Nguyên- Tỉnh Nghệ
  4. Nghiên cứu các văn bản pháp quy, những quy định của ngành có liên quan đến công tác Xã Hội Hóa Giáo dục, xây dựng cơ sở nghiên cứu lý luận cho việc nghiên cứu đề tài. 5.2. Phương pháp thực tiễn - Phương pháp quan sát. - Phương pháp Thống kê và Kiểm tra. - Phương pháp tổng kết, đúc kết kinh nghiệm thông qua hoạt động của bản thân và đồng nghiệp. 6. Phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm Do điều kiện về thời gian và khả năng của bản thân còn hạn chế nên tôi chỉ nghiên cứu một số biện pháp, kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác Xã hội hóa Giáo dục ở trường ngoài công lập, nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm từ đó nâng cao chất lượng dạy và học cũng như các hoạt động khác của trường THPT Đinh Bạt Tụy- Huyện Hưng Nguyên. Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện áp dụng trong năm học 2021- 2022 tại trường THPT Đinh Bạt Tụy- Huyện Hưng Nguyên- Tỉnh Nghệ An.
  5. kiện cho các hoạt động Giáo dục và Đào tạo phát triển nhanh, có chất lượng cao hơn. Nghị định số 73/1999/NĐ-CP của chính phủ đã đề cập rất nhiều đến chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, các nhà hảo tâm. Huy động các nguồn lực trong nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế, các cựu học sinh, con em xa quê để phát triển các hoạt động Giáo dục, vừa phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực nhằm từng bước khắc phục khó khăn về CSVC, trang thiết bị thí nghiệm thực hành từ đó nâng cao chất lượng Giáo dục Xã hội hóa giáo dục không chỉ đơn thuần là một cuộc đại cải cách hệ thống Giáo dục & Đào tạo Việt Nam mà về bản chất, nó là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược hoạch định tương lai đất nước. Vì thế, xã hội hóa giáo dục là nhiệm vụ chung của toàn xã hội chứ không thuộc về riêng bất kỳ một bộ, ngành hay cơ quan nào. Đó là một sự nghiệp thiêng liêng bởi xã hội hóa giáo dục sẽ khắc phục được những khó khăn của các cơ sở Giáo dục, mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn, sẽ tạo ra đội ngũ trí thức, người lao động đầy đủ khả năng thích ứng với những thay đổi của thế giới và tiến tới làm chủ thể giới Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục THPT đặc biệt là loại hình trường ngoài công lập lại càng bức thiết, có thể nói là vấn đề sống còn của các nhà trường trong đó có trường THPT Đinh Bạt Tụy. Sự ra đời của các trường dân lập, tư thục gọi chung là trường ngoài công lập là một bài học thành công trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống Giáo dục của nước ta. Các nhà trường đã giải quyết được bài toán quá tải vào cấp III cho các địa phương cũng như bài toán ngân sách, biên chế cho các nhà trường đặc biệt là tại các thành phố lớn. Đây cũng là một tư tưởng giáo dục lớn của Đảng và chủ trương của Nhà nước nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để giáo dục tạo ra lớp người lao động mới phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo để đáp ứng đòi hỏi của nền công nghiệp hóa nước ta, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc đã nêu ra. Những năm qua, công tác xã hội hóa đã trở thành quan niệm phổ biến và rộng rãi trong toàn xã hội. Song trong thực tế, vẫn còn nhiều điều phải bàn để