Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh khá, giỏi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh khá, giỏi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_chi_dao_boi_duong_hoc_sinh_kh.doc
- BIA SKKN 11-12.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh khá, giỏi
- MỤC LỤC SÁNG KIẾN Công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh khá, giỏi Tên đề mục Trang Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ 3 1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm 3 2. Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến kinh nghiệm 4 Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 7 I. Cơ sở lý luận của vấn đề 7 1.Một số khái niệm về quản lý 7 2-Nguyên tắc quản lý nhà nước trong Giáo dục & Đào tạo: 8 3. Đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học 10 4. Vị trí của môn Toán ở tiểu học 10 5. Vị trí của môn Tiếng việt ở tiểu học 11 6. Đối với các môn học khác 12 II. Thực trạng của vấn đề 15 III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 17 1-Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng 17 2-Phát hiện học sinh khá giỏi 17 3-Lựa chọn giáo viên bồi dưỡng 18 a,Chọn giáo viên 18 b, Giao trách nhiệm cho giáo viên bồi dưỡng 19 4-Giao trách nhiệm cho tổ nhóm chuyên môn 20 5. Tiến hành thực hiện nội dung sáng kiến 21 a. Hình thức bồi dưỡng 24 a.1 Trong các buổi học chính khoá 24 a.2 Tổ chức bồi dưỡng riêng cho học sinh có năng khiếu 24 a.3.Lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu 24 b. Tổng hợp kiến thức cần ôn luyện 24 6. Phương pháp bồi dưỡng 25 a.Bồi dưỡng thường xuyên 25
- b-Kết hợp với gia đình và xã hội 25 c. Động viên thi đua khen thưởng 26 7. Chỉ đạo lập kế hoạch dạy học 27 8. Công tác tuyên truyền, chỉ đạo một số kiến thức cơ bản đối 27 với học sinh nói chung và học sinh giỏi cần phải nắm vững (Lấy ví dụ minh hoạ cụ thể đối với khối lớp 4 của trường Tiểu học Việt Cường): 8.1 Quy tắc chính tả 28 8.2 Viết ứng dụng 30 8.3 Cách đọc 1 số âm 32 8.4 Về giải toán 33 8.5 Tập làm văn 39 8.6 Văn cảm thụ 40 8.7 Luyện từ và câu 42 IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 45 Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 46 I-Kết luận 46 II-Khuyến nghị 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI 49 2
- Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ 1-Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm: Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn đóng vai trò quan trọng trong công tác chuyên môn của nhà trường. Công cuộc đổi mới đất nước đòi hỏi cần có nguồn nhân lực giỏi để kế thừa, gánh vác công việc quan trọng này. Lịch sử phát triển của tất cả các cường quốc trên thế giới đã cho chúng ta bài học kinh nghiệm quý báu: Muốn phát trển đất nước thì phải biết đi tắt đón đầu, đầu tư mạnh cho giáo dục và khoa học công nghệ. Nhiều nước vốn nghèo về tài nguyên mà trở thành một nước giàu thì một trong những lý do chính là họ sớm coi trọng giáo dục. Ở nước ta đi lên xây dựng CNXH từ xuất phát điểm thấp, lại trải qua biết bao biến động mất mất lớn lao của những năm tháng chiến tranh ác liệt. Cho nên ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục. Ý thức được điều đó, năm học 2012 - 2013 là năm học có ý nghĩa hết sức quan trọng: cùng với toàn Đảng, toàn dân, ngành GD&ĐT triển khai trong nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về Giáo dục và Đào tạo“ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo” nhằm “ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước”; tiếp tục thực hiện các phong trào thi đua và các cuộc vận động lớn mang tính ngành nghề, nhằm nâng cao chất lượng GD - ĐT, khắc phục các biểu hiện tiêu cực trong ngành; đẩy mạnh phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo, nâng cao trình độ chuyện môn nghiệp vụ. Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người phải có trí tuệ, có tài năng, sức khỏe, năng động, sáng tạo. Nhiệm vụ của nhà trường là giáo dục học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện. Nhà trường không chỉ dạy các em tri thức mà con dạy cho các em nhân cách làm người. Sản phẩm của giáo dục không giống như sản phẩm của các ngành sản xuất ra vật chất khác 3
- Nó không thể sờ thấy, nhìn thấy kết quả ngay trong một thời gian ngắn mà phải trải qua một quá trình đào tạo lâu dài. Để đào tạo được những thế hệ học sinh tốt đòi hỏi người giáo viên phải thực sự là một tấm gương “ Đạo đức tự học và sáng tạo” luôn biết trao dồi phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực chuyên môn của mình. Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng coi trọng hiền tài “ Hiền tài là nguyên khí Quốc gia”. Một đất nước phát triển là một đất nước có nền kinh tế vững mạnh, chính trị ổn định, giáo dục mạnh có nhiều nhân tài. Nhân tài ấy được tôi luyện trong quá trình giáo dục. Mục tiêu của nhà trường là tạo ra những con người có đức, có tài . Bác Hồ đã nói “ Có tài mà không có đức thì thành người vô dụng , có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó ”. Để đào tạo được những con người tài đức cho đất nước thì phải có nền giáo dục mạnh. Muốn Đảng tin, dân quý thì nhà trường đó phải có chất lượng giáo dục tốt “ Dạy thật, học thật” Trên thực tế có điều chắc chắn rằng chất lượng giáo dục tốt, đội ngũ thầy cô giáo giỏi thì sẽ có uy tín trước địa phương và nhân dân. Con người là hội tụ của nền giáo dục cộng đồng đó là sự kết hợp giữa ba môi trường “Nhà trường, gia đình, xã hội” . Nhà trường là cái nôi đào tạo con người, muốn giỏi muốn tài thì phải trải qua một quá trình học tập lâu dài, bền bỉ. Con người ít ai sinh ra đã có tài thiên phú, chỉ có một số ít được coi là thần đồng, số này chỉ chiếm tới 1% mà thôi, còn lại trong mỗi con người để đạt được điều gì thì phải do quá trình tự học hỏi 99% là cần cù, 1% thông minh. Để tố chất thông minh của học sinh phát triển tốt thì trách nhiệm của nhà trường phải nắm bắt và bồi dưỡng các em trở thành học sinh có ích. 2. Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm được nghiên cứu về phương pháp dạy học Bồi dưỡng học sinh giỏi để tìm hiểu thực trạng và đặc điểm học tập của học sinh trường Tiểu học Việt Cường. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy và làm công tác chỉ đạo tại trường Tiểu học Việt Cường với các hình thức kiểm tra đánh giá chất lượng và giao lưu học sinh khá, giỏi các cấp. Khảo sát chất lượng học sinh khi đầu năm, từ đó tìm hiểu 4
- nguyên nhân, phân loại đối tượng, đưa ra các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp. Giúp giáo viên nắm được vị trí và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh khá, giỏi. Bước đầu giúp giáo viên tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm giúp học sinh có kiến thức chắc chắn hơn, tự tin hơn khi học tiếp lên các lớp trên và vận dụng trong thực tế cuộc sống. Giúp giáo viên thấy được những hạn chế trong việc tiếp thu và rèn luyện các kĩ năng cần thiết trong quá trình học tập của học sinh. Nêu ra một số biện pháp cụ thể, các bước tiến hành để giúp học sinh có kĩ năng và thói quen trong việc học tập. Tìm hiểu phương pháp dạy học Bồi dưỡng học sinh giỏi đối với học sinh Trường Tiểu học Việt Cường,do tôi trực tiếp quản lí và chỉ đạo Công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh khá giỏi Là một sáng kiến kinh nghiệm nên đối tượng chính là con người mà cụ thể đó là các em học trường Tiểu học Việt Cường - huyện Trấn Yên - tỉnh Yên Bái. Sáng kiến kinh nghiệm chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu phương pháp dạy học Bồi dưỡng học sinh khá giỏi đối với học sinh trường Tiểu học Việt Cường Tìm hiểu cơ sở lí luận về việc dạy học nâng cao chất lượng Bồi dưỡng học sinh giỏi. Khảo sát thực tế học sinh trường Tiểu học Việt Cường. Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng tới việc học tập của các em. Đưa ra một số biện pháp khắc phục. Vận dụng thực tế giảng dạy. * Một số phương pháp được sử dụng khi nghiên cứu: Đàm thoại, quan sát, thảo luận Khảo sát thực tế trên lớp tại Trường Tiểu học Việt Cường. 5
- Dạy thực hành. Trao đổi với đồng nghiệp. *. Tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu: Kiến thức được học tại các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Chuyên đề giáo dục tiểu học Các tài liệu liên quan đến nội dung bồi dưỡng học sinh khá giỏi cấp tiểu học của nhà xuất bản giáo dục. Xác định được tầm quan trọng của việc dạy học nâng cao chất lượng, bồi dưỡng học sinh khá, giỏi đối với học sinh trường Tiểu học Việt Cường. Ngay từ đầu năm học tôi đã tự lên kế hoạch cho mình bằng việc nghiên cứu tài liệu, dự giờ thăm lớp, học hỏi kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp. Xây dựng sáng kiến kinh nghiệm, Chỉ đạo đề xuất với chuyên môn nhà trường công nhận và áp dụng sáng kiến của mình trong công tác giảng dạy nâng cao chất lượng, bồi dưỡng học sinh khá, giỏi trong nhà trường và có thể áp dụng với một số trường bạn. Dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2012. 6
- Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I-Cơ sở lý luận của vấn đề Muốn hoạt động dạy học có có chất lượng trong việc dạy học thì người thầy phải có trình độ nhất định, một năng lực sư phạm đây là điều kiện quyết định tới việc nâng cao chất lượng dạy học. Muốn có học sinh giỏi thầy phải giỏi. Chính vì vậy mà bất kỳ trong hoàn cảnh nào, vấn đề quản lý hoạt động dạy học trong trường phải được coi trọng mới đạt được mục đích là đào tạo ra những con người có đủ trình độ sống và làm việc trong thời đại khoa học hiện đại. Trong hệ thống trường Tiểu học nói chung. Trường Tiểu học Việt Cường nói riêng hoạt động dạy học được coi là hoạt động trọng tâm là điều kiện tiên quyết trong sự phát triển của nhà trường. Như vậy công tác quản lý trường học việc quản lý hoạt động dạy học đặc biệt là việc nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ cơ bản hàng đầu đồng thời cũng là thước đo đánh giá năng lực của người làm công tác quản lý. Trong bối cảnh chung của nền giáo dục nước ta, đội ngũ giáo viên trường Tiểu học nhiều đồng chí có trình độ chuyên môn tốt song cũng cònnhiều đồng chí trình độ chuyên môn còn hạn chế. Trong quá trình, bản thân tôi tiến hành một số biện pháp và thực tế cho thấy có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy học. Công tác quản lý hoạt động dạy học của giáo viên có tầm quan trọng và có ý nghĩa rất lớn đến chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh nhất là mặt trí thức và nhân cách của các em. 1. Một số khái niệm về quản lý: Có tập thể là có quản lý, quản lý xuất phát như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới mục tiêu chung. Quản lý là một hoạt động bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác trong một tổ chức nhất định. Chính sự phân công, hợp tác lao động nhằm đạt tới hiệu quả tốt hơn, năng xuất lao động cao hơn đòi hỏi phải có sự thống nhất cần phải có người đứng đầu, chỉ huy, điều hành, điều chỉnh và kiểm tra. 7