Sáng kiến kinh nghiệm Chữa lỗi chính tả thường mắc cho học sinh Lớp 2

doc 14 trang sangkien 9520
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chữa lỗi chính tả thường mắc cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_chua_loi_chinh_ta_thuong_mac_cho_hoc_s.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Chữa lỗi chính tả thường mắc cho học sinh Lớp 2

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Chữa lỗi chính tả thường mắc cho học sinh lớp 2 Năm học : 2010 - 2011 A.Phần mở đầu. I. Lý do chọn sáng kiến. Ngôn nhữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người. Thông qua ngôn ngữ con người có thể tiếp cận hoặc trao đổi mọi thông tin cho nhau. Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một tiếng nói riêng, đặc trưng cho dân tộc mình. Người Việt Nam chúng ta sử dụng tiếng Việt làm thứ ngôn ngữ chính trong giao tiếp được thể hiện dưới hai hình thức: nói và viết. Hai hình thức này không thể tách rời nhau cùng với sự phát triển của xã hội. Con người muốn trò chuyện, trao đổi, hay học tập với nhau phải dùng đến tiếng nói nhưng để lưu trữ thông tin cần sử dụng chữ viết làm “công cụ”. Nhờ có chữ viết chúng ta có thể khám phá ra những điều bí ẩn, kỳ diệu trong vũ trụ bao la, qua những trang sách và giao tiếp được với nhau trong những không gian vô cùng rộng lớn. ở các trường Tiểu học việc dạy chữ và rèn chữ cho học sinh là rất cần thiết vì chữ viết được hình thành ở các em thông qua bậc học này. Người học sinh sử dụng chữ viết làm “ công cụ” để tiếp nhận trí thức từ các môn học khác. Chính tả là một phân môn trong môn Tiếng Việt được phân thành tiết học riêng giúp cho học sinh trên lớp có thời gian rèn chữ viết của mình. Người xưa quan niệm: Chữ viết thể hiện tính cách của con người nên đã có câu “ Chữ viết tính người”. Vì thế, dù ở bất cứ thời kỳ nào chữ viết cũng rất được coi trọng. Dạy như thế nào để học sinh “viết đúngViệt Nam, “ viết hợp chuẩn”, đó là một câu hỏi lớn mà người thầy giáo phải tự giải đáp qua quá trình dạy học của mình . Trên thực tế không phải học sinh nào cũng viết đúng, viết đẹp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc học sinh viết sai chính tả.Xong không thể giải quyết ngay vấn đề này mà cần phải có thời gian. Việc học sinh học tốt môn chính tả sẽ giúp các em biết cách biểu đạt tốt kiến thức của các môn học khác. Vì chữ viết chính tả là “ cái vỏ” để tiếp nhận nội dung thông tin. Do đó, muốn tiếp nhận thông tin chính xác thì chữ viết phải thật chuẩn xác. Là giáo viên giảng dạy ở một trường ngoại thị của tỉnh Phú Thọ, học sinh chủ yếu là con em nông thôn, gia đình có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt thông tin đại chúng còn hạn chế nên vốn ngôn ngữ của các em chưa phong
  2. phú, còn ngèo nàn. Đây cũng là một trong những cái khó, cản trở đến việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh ở phân môn chính tả. Bên cạnh đó, một số giáo viên còn chưa đánh giá đúng thực chất của phân môn này nên còn coi nhẹ. Nhiều giáo viên chỉ chú ý đến việc học sinh viết mà không chú ý đến việc thầy phải đọc, hướng dẫn cách viết như thế nào. Người giáo viên không hiểu được nguyên nhân do đâu mà học sinh mắc lỗi chính tả thì cũng không thể sửa lỗi cho học sinh được.Hiểu rõ tầm quan trọng của chữ viết và băn khoăn trước những vấn đề còn tồn tại ở trên, tôi đã chọn và tiến hành ngiên cứu đề tài: “ Chữa lỗi chính tả thường mắc cho học sinh lớp 2”. Tôi hi vọng qua đề tài này sẽ nhận được sự quan tâm sâu sắc của các cấp ngành giáo dục, sự ủng hộ nhiệt tình của đồng nghiệp để ngày một đổi mới phương pháp giảng dạy môn chính tả trong nhà trường Tiểu học, nhằm hạn chế tối đa sự mắc lỗi chính tả của học sinh để chữ viết ngày càng đựơc nâng cao đạt “ chuẩn chính tả”. II.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 1.Đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh việc lĩnh hội những kiến thức sơ giản về toán học, khoa học tự nhiên .cùng nhiều môn học khác thì trong nhà trường Tiểu học việc dạy chữ và học chữ là vô cùng quan trọng. Học xong cấp học này người học sinh phải biết viết và sử dụng chữ viết thành thạo, chính xác để làm cơ sở tiếp thu kiến thức ở các cấp học cao hơn. Từ mục tiêu trên, tôi đã chọn lớp 2A làm đối tượng nghiên cứu cho đề tài của mình. Qua đó, giúp học sinh lớp 2 tìm ra nguyên nhân, biết khắc phục lỗi chính tả thường mắc và hoàn thiện dần chữ viết. 2. Phạm vi nghiên cứu. Cùng với tập viết, chính tả là một phân môn không thể thiếu trong nhà trừơng Tiểu học, hai phân môn này kết hợp với nhau để tạo nên “ cái mỹ” của chữ viết. Để chữ viết đạt mỹ là cả một quá trình nỗ lực học chữ của người học sinh. ở lớp 1 các em mới được làm quen với chữ viết nhưng lên đến lớp 2 có một bước nhảy vọt về chất, học sinh từ chỗ thụ động viết theo mẫu của giáo viên( tập chép) chuyển sang giáo viên đọc, học sinh ghi nhớ, từng từ từng cụm từ, từng câu để viết ( chính tả nghe - đọc) . ở dạng mới này học sinh phải biết vận dụng khả năng ghi nhớ lô gích, nhớ đựơc trình tự các từ trong câu và cách trình bày bài viết khoa học theo sự hướng dẫn trước của giáo viên. Học sinh muốn viết chính tả tốt thì phải tư duy từ cách viết đến đến cách trình bày nên rất cần phát huy năng lực ghi nhớ. Là giáo viên đứng lớp tôi rất quan tâm đến việc dạy phân môn chính tả cho học sinh nhưng vì thời gian dành cho việc nghiên cứu đề tài có hạn nên tôi tập trung thời gian
  3. để nghiên cứu một khía cạnh của vấn đề này và thực tế ở khối lớp mình đang giảng dạy đó là : Chữa lỗi chính tả thường mắc cho học sinh lớp 2. Từ đó, giúp học sinh tìm ra nguyên nhân của việc mắc lỗi chính tả và tìm biện pháp khắc phục. III Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích các tài liệu dạy học - Phương pháp điều tra thực tế - Phương pháp dạy thực nghiệm - Phương pháp thống kê miêu tả. B. Nội dung Chương I : Những vấn đề lý luận I Cơ sở lý luận Tiếng Việt ở Trường Tiểu học đựoc xem là một môm học công cụ cho các môn học khác trong việc giảng dạy và học, gồm: 6 phân môn: - Tập đọc( Học thuộc lòng) - Tập viết - Chính tả - Luyện từ và câu - Kể chuyện - Tập làm văn Trong đó chính tả là một phân môn có vị trí đặc biệt trong việc dạy và học Tiếng Việt. Qua phân môn này, giúp học sinh rèn luyện chữ viết và kỹ năng thể hiện văn bản. Vậy chữ viết ra đời có tầm quan trọng như thế nào? 1. Sự xuất hiện và phát triển của chữ viết. Mỗi phát minh tiến bộ của con người là tìm ra chữ viết, dùng chữ viết để ký hiệu ngôn ngữ. Chữ viết ra đời sau lời nói nhưng lại vô cùng quan trọng. ở thời kỳ các vua Hùng, sự tồn tại một hệ thống ký hiệu chữ viết là môt điều tất yếu để hỗ trợ cho ngôn ngữ nói. Thời kỳ đất nước ta bị các thế lực phong kiến phương Bắc đô hộ, tiếng Hán và chữ Hán được dùng làm phương tiện chính thống. Trên cơ sở chữ Hán, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm nhưng chữ Nôm có nhiều nhựơc điểm: Phức tạp, khó đọc và khó viết. Hơn nữa chữ Nôm
  4. được xây dựng trên cơ sở chữ Hán. Do đó, muốn hiểu đựơc chữ Nôm trứơc hết phải hiểu đựơc chữ Hán. Vào thế kỷ XVIII, để khắc phục cho việc truyền Đạo Thiên Chúa giáo ở nứơc ta, các giáo sĩ phương Tây đã dùng chữ La tinh để tạo ra chữ Quốc ngữ. Nhiều thế hệ đã góp sức vào việc xây dựng và cải biến chữ Quốc Ngữ. ở thời kỳ đầu, chữ Quốc ngữ đựơc dùng trong nhà thờ và xú Đạo. Đến đầu thế ki X I X có một số tác phẩm văn học viết bằng chữ Quốc ngữ ra đời. Cách mạng tháng 8 thành công càng tạo tiền đề cho chữ Quốc ngữ phát triển. Trong đấu tranh cácnh mạng, Đảng ta đã chú ý đến phổ cập chữ Quốc ngữ. Ngày nay, chữ Quốc ngữ giữ một vị trí chính thống trong đời sống xã hội Việt Nam .Nó đựơc coi là chữ viết chính thức của dân tộc ta. 2. Tầm quan trọng của chữ viết. Chữ viết là một hệ thống ký hiệu đồ hoạ,đựơc sử dụng để cố định hoá ngôn ngữ và âm thanh. Nhờ các từ ngữ, các thành ngữ, tục ngữ,ca dao, nhờ các tác phẩm văn chương truyền miệng và các văn bản viết mà từ khi chữ viết xuất hiện, các thế hệ đã qua vẫn cos thể “giao tiếp” đựơc với xã hội ngày nay, lĩnh hội và hiểu biết đựơc lịch sử, hiểu biết đựơc những nội dung tàng trữ trong các tác phẩm đó. Chữ viết trở thành một công cụ vô cùng quan trọng trong việc hình thành, phát triển văn hóa và văn minh của loài người II Nội đung chương trình SGK 1. Sách giáo khoa của phân môn chính tả ở Tiểu học Sách giáo khoa là sự cụ thể hoá, hiện thực hoá chương trình, hoàn thiện thêm chương trình vốn còn rất khái quát chỉ mang tính chất định hướng. Dựa vào các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng được ghi trong chương trình mà các tác giả sách giáo khoa thiết kế bài dạy cụ thể. Phân môn chính tả gồm các kiểu bài : Tập chép, chính tả nghe - đọc được phân thành tiết ở từng lớp cụ thể như sau: Lớp 1: - Bốn tháng cuối năm học, mỗi tuần có một tiết tập chép - Nội dung dạy - học chính tả chủ yếu đựơc thể hiện phần tập chép trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1, tập 2( Từ tuần 27 đến tuần 33) Lớp 2, 3: - Chương trình phân môn chính tả ở nhóm lớp 2, 3 về cơ bản giống nhau. Chỉ khác ở mức độ yêu cầu - ở nhóm lớp 2,3 mỗi tuần có 2 tiết chính tả, thể hiện ở hai kiểu bài: Chính tả nghe - đọc và chính tả so sánh - Lớp 2 có thêm kiểu bài tập chép - Lớp 3 có thêm kiểu bài chính tả trí nhớ
  5. - Phần chính tả trong sách giáo khoa lớp 2 và lớp 3 được bố trí xen kẽ với phần tập đọc, luyện từ và câu, tập làm văn theo từng tuần. 2. Nhận xét về chương trình SGK Tiếng Việt - phân môn chính tả. Nội dung chương trình chính tả lớp 2 đựơc xen kẽ giữa các phân môn: Tập đọc, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn theo từng tuần, mỗi tuần 2 tiết, đựơc phân làm 3 kiểu bài: Tập chép, chính tả nghe - đọc. Các kiểu bài đựơc phân chia thành các tiết học cụ thể. Học kỳ I: - Tập chép : 18 tiết - Nghe - đọc : 16 tiết Học kỳ II: - Tập chép : 9 tiết - Nghe - đọc : 16 tiết Sự thay đổi số lượng tiết học ở từng kiểu bài chính tả,các tác giả biên soạn sách đã dựa trên khả năng nhận thức của học sinh lớp 2. Đối với học sinh lớp 1, 2tư duy cụ thể phát triển nên kiểu bài tập chép rất phù hợp với các em. ở cuối học kỳ II học sinh lớp 1 đựơc làm quen vơi kiểu bài tập chép nên sang đến lớp 2hình thức này không thay đổi xong khả năng quan sát và ghi âm( viết) nhanh hơn nên số lượng chữ viết tăng lên. ở lớp 1 bài tập chép dài khoảng 15-20 chữ thì lên lớp 2 từ 35- 45 chữ( kể cả đầu bài) và thêm vào chương trình kiểu bài nghe đọc nhằm phát huy các giác quan của học sinh. Trong quá trình học kiểu bài này cùng với cơ quan thị giác, cơ quan thính giác cũng đựơc huy động và phát huy khả năng ghi nhớ lô gích. Sang đến học kỳ II do học sinh đã quen dần với kiểu bài mới nên số tiết dành cho tập chép đã được rút ngắn và duy trì số tiết ở kiểu bài nghe đọc, tuy nhiên số lượng chữ viết nâng lên từ 40 - 50 chữ ở kỳ I, thành 60 chữ ở kỳ II( kể cả đầu bài). SGK phải đảm bảo các yêu cầu sau Trình bày các kiến thức lý thuyết cơ bản về Tiếng Việt, những nguyên tắc và các định nghĩa đảm bảo tính khoa học hệ thống đồng thời dễ hiểu đối với học sinh. Góp phần giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng, phát triển cho các em tư duy lô gích và lòng yêu mến sự giàu đẹp của Tiếng Việt. Đưa một số lượng đủ các bài tập sao cho chúng vừa phong phú,vừa đa dạng, vừa có hiệu quả thiết thực và sắp xếp một cách hợp lý, hay về nội dung và hấp dẫn về hình thức. Hiện nay, SGK Tiếng Việt cho Tiểu học có: Sách cho HS: Tiếng Việt lớp 1,2, 3, 4, 5. sách bài tập Tiếng Việt các lớp và tài liệu tham khảo cho học sinh.