Sáng kiến kinh nghiệm Cái đẹp trong văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân dưới góc nhìn so sánh

pdf 31 trang sangkien 31/08/2022 6200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cái đẹp trong văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân dưới góc nhìn so sánh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_cai_dep_trong_van_thach_lam_va_nguyen.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Cái đẹp trong văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân dưới góc nhìn so sánh

  1. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH oOo S¸ng kiÕn kinh nghiÖm ®Ò TµI: Cái đẹp trong văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân dưới góc nhìn so sánh LĨNH VỰC: NGỮ VĂN THPT TÁC GIẢ ĐỀ TÀI: NGUYỄN TRỌNG ĐỨC ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ TĨNH HÀ TĨNH 2014 1
  2. MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Thạch Lam và Nguyễn Tuân là hai nhà văn lớn, có phong cách nghệ thuật hết sức độc đáo, và có nhiều đóng góp đặc trưng cho nền văn học hiện đại Việt Nam. Hai nhà văn này mặc dù có phong cách sáng tác khác nhau, nhưng giữa họ cũng có những điểm tương đồng thú vị. Đặc biệt, họ đều được mệnh danh là nhà văn của cái đẹp. 1.2. Sau bao lần thay đổi chương trình, sách giáo khoa, tác phẩm của Thạch Lam và Nguyễn Tuân vẫn được chọn đưa vào nhà trường Việt Nam, từ bậc THCS đến đại học và sau đại học. Đặc biệt, ở chương trình Ngữ văn THPT mà chúng tôi đang thực hiện, hai tác giả này đều có tác phẩm được đưa vào giới hạn của mọi kỳ thi. 1.3. Nói đến văn chương là nói đến cái đẹp. Tìm đến cái đẹp là tìm đến cái đích của văn chương, tìm vào cái đẹp của Thạch Lam và Nguyễn Tuân (những người suốt đời đi tìm cái đẹp) lại càng trở nên hết sức cần thiết. 1.4. Từ thực tiễn giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi chúng tôi thấy tác phẩm của Thạch Lam và Nguyễn Tuân nói chung, cái đẹp trong văn của hai tác giả này nói riêng luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhưng đây lại là vấn đề rất khó cho cả giáo viên và học sinh. 1.5. Khảo sát hệ thống các công trình nghiên cứu về Thạch Lam và Nguyễn Tuân chúng tôi thấy chưa có công trình nào chỉ ra đặc trưng về cái đẹp trong tác phẩm của hai nhà văn này trong mối quan hệ so sánh. Từ những lí do trên đây, kết hợp với nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân và niềm say mê hai tác giả nổi tiếng này, chúng tôi chọn đề tài Cái đẹp trong văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân dưới góc nhìn so sánh để nghiên cứu. 2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Chọn đề tài này để nghiên cứu chúng tôi hướng đến mục đích: đưa ra một tài liệu đáng tin cậy, có cơ sở khoa học để giúp giáo viên và học sinh ở trường THPT tham khảo khi giảng dạy và học tập tác phẩm của Thạch Lam và Nguyễn Tuân. Đề 2
  3. tài này đi vào khám phá cái đẹp – một phương diện nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam và Nguyễn Tuân. Thực hiện đề tài này sẽ góp phần giúp bản thân và đồng nghiệp cũng như các em học sinh khám phá tác phẩm của hai nhà văn này một cách đúng hướng. Từ đó nhìn nhận, đánh giá đúng giá trị và những đóng góp của các nhà văn này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi đặt ra một số nhiệm vụ sau đây: Thứ nhất, phải chỉ ra và chứng minh, lí giải được cái đẹp trên hành trình sáng tạo của Thạch Lam và Nguyễn Tuân. Thứ hai, so sánh để tìm ra những điểm đặc trưng của hai nhà văn này ở phương diện cái đẹp. Thứ ba, đưa ra hướng khai thác một số tác phẩm tiêu biểu của Thạch Lam và Nguyễn Tuân trong chương trình Ngữ văn THPT. 2.3. Đối tượng nghiên cứu Về ngữ liệu, những khái quát trong đề tài xuất phát từ toàn bộ tác phẩm của Thạch Lam và Nguyễn Tuân, trong đó chúng tôi đặc biệt chú trọng vào ba tác phẩm trong chương trình Ngữ văn THPT (Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Chữ người tử tù và Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân). Về nội dung, cái đẹp biểu hiện hết sức phong phú, đa dạng, từ nội dung phản ánh đến hình thức nghệ thuật. Đề tài của chúng tôi dù ít nhiều có nói đến hình thức nghệ thuật, nhưng chúng tôi chủ yếu tập trung vào cái đẹp với tư cách là một phương diện thuộc về nội dung phản ánh trong tác phẩm của Thạch Lam và Nguyễn Tuân. 3. THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian nghiên cứu Đề tài này được thực hiện trong năm học 2013 – 2014, nhưng đây là sản phẩm của sự nung nấu, tìm tòi, kết hợp với việc rút kinh nghiệm từ thực tiễn dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp của bản thân và các đồng nghiệp từ nhiều năm nay. 3
  4. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi kết hợp vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp phân tích, khái quát, tổng hợp - Phương pháp so sánh - Phương pháp tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa 4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Theo chủ quan chúng tôi, đề tài này rất có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn. Trước hết, đề tài đưa đến một hướng tiếp cận mới về cái đẹp trong văn phẩm của Thạch Lam và Nguyễn Tuân – tìm vào cái đẹp tức là tìm vào bản chất của văn chương, tìm vào hồn cốt của Thạch Lam và Nguyễn Tuân. Về mặt thực tiễn, đề tài này sẽ giúp ích cho giáo viên và học sinh trong việc khám phá, giảng dạy và học tập tác phẩm của hai nhà văn này nói chung và các tác phẩm của họ trong nhà trường nói riêng. Từ việc khám phá hai nhà văn này mà có thể vận dụng để khám phá những nhà văn khác. 5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, đề tài này được triển khai thành bốn phần như sau: - Phần 1. Cơ sở khoa học - Phần 2. Vài nét về cái đẹp - Phần 3. Cái đẹp trong văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân. - Phần 4. Cái đẹp trong văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân nhìn từ một số tác phẩm trong chương trình trung học phổ thông. 4
  5. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC 1.1. Cơ sở lí luận Cái đẹp là điều kiện tiên quyết của nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng. Việc khám phá cái đẹp trong tác phẩm văn học vì thế sẽ trở nên cần thiết. Thạch Lam và Nguyễn Tuân lâu nay đã được giới nghiên cứu suy tôn là những Nhà văn của Cái đẹp. Vì vậy, tìm hiểu cái đẹp trong tác phẩm của hai nhà văn này dưới góc nhìn so sánh để tìm ra đặc trưng của mỗi nhà văn là hướng nghiên cứu tìm vào đúng bản chất của văn chương nói chung và bản sắc của hai nhà văn này nói riêng. 1.2. Cơ sở thực tiễn Tác phẩm của Thạch Lam và Nguyễn Tuân đã có mặt trong chương trình Ngữ văn phổ thông hàng chục năm nay, thế nhưng thực tiễn dạy – học tác phẩm của hai nhà văn này cho đến nay vẫn còn nhiều bất cập. Qua thực tiễn dạy học của bản thân và các đồng nghiệp từ nhiều cơ sở giáo dục chúng tôi thấy rất nhiều thầy cô giáo chưa có cái nhìn khái quát về sự nghiệp văn học của Thạch Lam và Nguyễn Tuân. Sự hiểu biết về hai nhà văn này ở nhà trường chỉ mới đạt được chiều rộng mà chưa có bề sâu, chưa đi đúng vào bản sắc riêng, đóng góp riêng của mỗi nhà văn. Thạch Lam và Nguyễn Tuân là những nhà văn của cái đẹp, nhưng cái đẹp trong tác phẩm của họ có đặc điểm gì? Có giá trị thẩm mĩ ra sao? Cái đẹp của nhà văn này khác cái đẹp của nhà văn kia chỗ nào thì ít ai lí giải được. Khi áp dụng hướng khai thác được trình bày trong đề tài này vào thực tế giảng dạy, đặc biệt là giảng dạy cho đối tượng học sinh giỏi, chúng tôi nhận thấy các em học sinh hết sức thích thú và say mê đón nhận. Kết quả cho thấy, ít nhất là các em không còn tâm lí “sợ độ khó” khi tiếp cận hai nhà văn độc đáo này. Hướng khai thác của đề tài này cũng đã được các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm ghi nhận và đề nghị triển khai rộng rãi hơn cho mọi đối tượng học sinh. 2. VÀI NÉT VỀ CÁI ĐẸP Trước hết, cái đẹp là phạm trù trung tâm của mĩ học. Trong lịch sử tư tưởng mĩ học, phạm trù cái đẹp xuất hiện từ rất sớm. Từ xa xưa, các nhà mĩ học duy tâm khách quan (tiêu biểu như Platon, Hegel) lí giải nguồn gốc của cái đẹp từ trong thế giới 5
  6. ý niệm, xem cái đẹp là hồi quang của ý niệm siêu nhiên, thần thánh. Ngược lại, các nhà mĩ học duy tâm chủ quan lại tuyệt đối hóa cái đẹp theo quan niệm chủ quan, tìm nguồn gốc của cái đẹp trong ý thức của chủ thể, trong cảm xúc cá nhân. Nhà mĩ học Hume quả quyết rằng: “Cái đẹp không phải là phẩm chất tồn tại trong bản thân sự vật, nó tồn tại chủ yếu trong tâm linh người quan sát nó” [10,53]. Còn nhà triết học học người Đức Kant thì cho rằng: “Cái đẹp không ở trên đôi má hồng của người thiếu nữ mà ở trong con mắt của kẻ si tình” [3,83]. Đến thế kỷ XX, các nhà mĩ học dân chủ cách mạng Nga đã kéo cái đẹp trở về với mảnh đất trần thế, họ cho rằng ở đâu có cuộc sống là ở đó có cái đẹp. Thừa nhận sự tồn tại khách quan của cái đẹp, nhà nghiên cứu Tsernushevski đưa ra định nghĩa: “Cái đẹp là cuộc sống” [12,24]. Kế thừa thành tự của mĩ học trước đó, mĩ học Marx – Lenin lí giải rằng: “Bản chất của cái đẹp là sự thống nhất biện chứng giữa hai yếu tố khách quan và chủ quan” [2,76]. Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử mĩ học từ cổ đại đến hiện đại, các tác giả của cuốn sách Mĩ học đại cương đưa ra khái niệm: “Cái đẹp là một phạm trù thẩm mĩ dùng để chỉ một phẩm chất thẩm mĩ của sự vật khi nó phù hợp với quan niệm của con người về sự hoàn thiện và tính lí tưởng, có khả năng gợi lên ở con người một thái độ thẩm mĩ tích cực do sự tác động qua lại giữa đối tượng và chủ thể” [2,83]. Như vậy, nhìn vào lịch sử tư tưởng mĩ học chúng ta thấy rằng quan niệm cụ thể về cái đẹp có thể khác nhau, thậm chí là đối lập nhau giữa các trường phái mĩ học, nhưng cái đẹp luôn được coi là tiêu chuẩn quan trọng nhất, phổ biến nhất, và là điểm tựa trung tâm để con người đánh giá đời sống về mặt thẩm mĩ; cái đẹp bao giờ cũng đứng ở vị trí trung tâm trong mối quan hệ thẩm mĩ giữa con người với hiện thực. Trong tác phẩm nghệ thuật, cái đẹp là yếu tố giữ vai trò then chốt. Bàn về phương diện này, nhà nghiên cứu Bielinski từng khẳng định: “Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật. Đó là một định lí” [8,77]. Cũng cần phải nói thêm rằng, nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng không phải là nơi độc quyền sản xuất ra cái đẹp, nhưng đó lại là nơi tập trung nhất, lãnh trách nhiệm nặng nề nhất trong việc tìm kiếm, sáng tạo và thỏa mãn nhu cầu về cái đẹp cho xã hội. 6
  7. Cái đẹp trong tác phẩm văn học được thể hiện hết sức phong phú, đa dạng. Có thể là cái đẹp của thiên nhiên, cái đẹp của con người, cái đẹp của tư tưởng tình cảm, cái đẹp của hình thức nghệ thuật. Xét riêng về nội dung phản ánh, văn học không chỉ phản ánh cái đẹp một chiều. Trong tác phẩm văn học, nhà văn có thể miêu tả cả cái xấu, cái ác, nhưng ngay cả khi các nhà văn miêu tả cái ác cái xấu thì mục đích của họ cũng là hướng về cái đẹp. Miêu tả cái ác cái xấu vì thế trở thành một phương thức để tác động, cải tạo con người và xã hội. Đúng như nhà văn Thạch Lam từng viết: “ văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn” [4]. Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là tìm kiếm, nâng đỡ và sáng tạo cái đẹp, thỏa mãn nhu cầu về cái đẹp cho con người. Bởi vậy mỗi nhà văn là một vị sứ giả của cái đẹp. Hành trình sáng tác của họ là hành trình tìm kiếm và sáng tạo cái đẹp, hướng con người và xã hội đến với cái đẹp. Nhưng mỗi nhà văn lại có một hướng đi riêng, một cách thể hiện riêng. Ở đây chúng tôi chỉ tập trung bàn về cái đẹp với tư cách là một yếu tố thuộc về nội dung phản ánh trong quan niệm và thực tiễn sáng tác của hai cây bút tiêu biểu: Thạch lam và Nguyễn Tuân. 3. CÁI ĐẸP TRONG VĂN THẠCH LAM VÀ NGUYỄN TUÂN 3.1. Thạch Lam: người “ham vẻ đẹp có muôn hình muôn thể” 3.1.1. Từ quan niệm Thạch Lam quan niệm nhà văn là người đi tìm cái đẹp. Trong tiểu luận Theo dòng ông viết: “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát biểu cái đẹp ở chính chổ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp cuả sự vật, cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức ( ). Với tôi sự đẹp có muôn hình vạn trạng, phong phú và đầy đủ, có những giá trị khác xưa” [6]. Vậy là, Thạch Lam thừa nhận cái đẹp tồn tại trong hiện thực khách quan, biểu hiện phong phú và đa dạng trong cuộc sống con người. Cái đẹp man mác, len lỏi, tiềm tàng, kín đáo và bị che lấp trong sự vật. Bởi vậy, không phải ai cũng có thể nhận thấy mà chỉ có những đôi mắt tinh tường, đủ sự nhạy cảm cần 7