Sáng kiến kinh nghiệm Cách sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 8 để dạy phần Nam Á

docx 24 trang sangkien 01/09/2022 9500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cách sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 8 để dạy phần Nam Á", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_cach_su_dung_va_khai_thac_kenh_hinh_tr.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Cách sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 8 để dạy phần Nam Á

  1. I. Đặt vấn đề 1 . Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Địa Lí là một bộ môn khoa học, nó cung cấp những kiến thức kỹ năng phổ thông cơ bản và hình thành năng lực, phẩm chất cần thiết cho học sinh. Điều đó được trình bày ở sách giáo khoa thông qua hệ thống kênh chữ và kênh hình. Như vậy để nắm chắc kiến thức địa lí phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn trong việc khai thác hệ thống kênh hình và kênh chữ. Sở dĩ như vậy vì kênh hình ngoài chức năng đóng vai trò là phương tiện trực quan minh họa cho kênh chữ nó còn là một nguồn tri thức lớn có khả năng phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh trong quá trinh học tập. Bên cạnh đó thông qua kênh hình con đường nhận thức của học sinh được hình thành, giúp cho học sinh tự mình phát hiện và khắc sâu kiến thức. Sử dụng kênh hình còn giúp giáo viên tổ chức dạy và học theo đặc trưng bộ môn đạt hiệu quả cao. Trong thời gian gần đây sách giáo khoa Địa lí có nhiều thay đổi phù hợp hơn với nhu cầu đổi mới dạy và học. Trong đó số lượng kênh hình chiếm tỉ lệ khá cao với nội dung phong phú: bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu và được thể hiện bằng màu sắc có tính khoa học, trực quan đảm bảo thuận lợi cho việc dạy và học theo hướng phát huy tích cực chủ động của học sinh. Tuy nhiên qua thực tế giảng dạy cho thấy việc khai thác kênh hình của học sinh rất lúng túng: khi gọi học sinh phân tích lược đồ hay bảng số liệu các em không biết làm như thế nào, trả lời điều gì ? Điều đó cho thấy nhiều em chưa có kĩ năng khai thác kênh hình. Để khai thác được tối đa hệ thống kiến thức của sách giáo khoa, việc hướng dẫn cho học sinh phương pháp khai thác kênh hình là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Địa lí. Vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu về khai thác kênh hình, với quy mô cho phép của đề tài này tôi tập trung nghiên cứu và ứng dụng “cách sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 8 để dạy phần Nam Á”. 2 . Ý nghĩa của giải pháp mới Rèn luyện kỹ năng địa lí nói chung và kỹ năng khai thác kênh hình nói riêng cho học sinh THCS là công việc thường xuyên liên tục của tất cả các đồng chí đang trực tiếp giảng dạy Địa lí. Song theo tôi để rèn cho tất cả học sinh biết khai thác lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu là một việc không dễ dàng, nhất là đối với học sinh lớp 8. Vì thế khi đặt ra vấn đề này, tôi mong muốn cùng đồng nghiệp chia sẻ
  2. những kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi, bàn luận tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất nhằm giúp các em làm tốt việc khai thác lược đồ, tranh ảnh, bảnh số liệu thường gặp và vận dụng thành thạo. Từ đó các em có kĩ năng khai thác kênh hình và sẽ nắm chắc bài học cụ thể, có hệ thống kiến thức Địa lí nói chung . 3 . Phạm vi nghiên cứu Chương trình Địa lí 8 có 44 bài trên 52 tiết, kì I tìm hiểu về châu Á với 4 khu vực Nam Á, Đông Á, Tây Nam Á, Đông Nam Á. Ở kì II tìm hiểu về địa lí tự nhiên Việt Nam. Vì điều kiện và thời gian nên phạm vi nghiên cứu của sáng kiến sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 8 xoay quanh các lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu để dạy học phần Nam Á. Đối tượng học sinh toàn khối 8 trong năm học 2014 - 2015. II. Phương pháp tiến hành : 1. Cơ sở lý luận Rèn luyện kỹ năng sử dụng, khai thác kênh hình địa 8 giúp các em hiểu và nắm bắt kiến thức một cách có hiệu quả hơn, chủ động hơn, nhớ kiến thức lâu hơn. Bên cạnh đó còn rèn cho học sinh khả năng tư duy logic, kỹ năng so sánh các đối tượng địa lí và rèn tính tỉ mỉ, cẩn thận chính xác trong việc học Đia lí từ đó giúp các em yêu thích bộ môn hơn và say mê nghiên cứu. Muốn rèn kỹ năng sử dụng và khai thác kênh hình cho học sinh lớp 8, cả giáo viên và học sinh cần phải nắm vững hệ thống kiến thức lý thuyết, tri thức về kênh hình. 1.1. Quan niệm về kênh hình Trong quá trình dạy học, phương tiện trực quan là một trong những nguồn thông tin cung cấp kiến thức quan trọng, nó có tác dụng tạo nên hình ảnh giúp học sinh nắm bắt kiến thưc dễ dàng và bền vững . Kênh hình là một vật thể hoặc một nhóm vật thể được sử dụng trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả bài học, giúp học sinh lĩnh hội những khái niệm những quy luật, các kĩ năng kĩ xảo cần thiết. Đồng thời nó là phương tiện kết nối giữa giáo viên và học sinh trong các hoạt động dạy và học. 1.2. Vai trò của kênh hình trong dạy học Địa lí .
  3. Kênh hình trong dạy học địa lí có vai trò quan trọng, nó không chỉ là phương tiện trực quan và đồ dung mà còn là tri thức địa lí quan trọng. Qua đó học sinh lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hứng thú say mê học tập. Kênh hình giúp học sinh khám phá ra bản chất, quy luật của nhiều sự vật, hiện tượng địa lí trừu tượng, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm vững kiến thức và ghi nhớ bền lâu. Kênh hình còn góp phần kích thích hứng thú say mê học tập, tạo ra động cơ học tập, rèn luyện, cho các em thái độ tích cực với tài liệu học tập mới. Bên cạnh đó còn rèn luyện cho các em tư duy phân tích, tổng hợp phát hiện ra bản chất của sự vật hiện tượng ẩn sâu các hình thức biểu hiện bên ngoài, kích thích tính tò mò và lòng ham hiểu biết của các em. 1.3. Đặc điểm lứa tuổi và trình độ nhận thức của học sinh . Về mặt sinh lí: các em đang trong giai đoạn phát triển có sức khỏe học tập với thời gian tương đối dài. Về mặt trí lực: các em có năng lực quan sát và tư duy nhạy bén, có khả năng phân tích, tổng hợp hơn học sinh lớp 7. Ngoài ra tính tích cực của các em tăng lên rõ rệt, các em có biểu hiện hứng thú trong tiết học giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp. Về tính cách: các em đều thể hiện rõ cá tính thích tranh luận, thích bày tỏ ý kiến bản thân. Từ những đặc điểm trên đòi hỏi giáo viên trong quá trình giảng dạy phải có những cải tiến sao cho phù hợp. Lúc này giáo viên có vai trò trong việc kích thích hứng thú học tập của học sinh, thay vì sử dụng phương pháp truyền thụ theo lối thuyết trình, giảng giải sang sử dụng các phương pháp dạy tích cực kết hợp với kênh hình. Quá trình dạy học không còn là sự nhồi nhét kiến thức mà học sinh có cơ hội tự khám phá tri thức, được quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến. Chính vì vậy sử dụng và khai thác kênh hình là một điều kiện tốt để các em tự mình lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. 2. Cơ sở thực tiễn Đối với môn Địa lí, việc đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi kiến thức càng có ý nghĩa quan trọng trong thực tế giảng dạy Địa lí hiện nay, có thể thấy việc sử dụng kênh hình ngày càng phổ biến và đóng vai
  4. trò quan trọng trong cung cấp kiến thức cho học sinh. Đây là một phương tiện dạy học tích cực, nó không còn có chức năng minh họa cho bài gảng mà góp phần là nguồn cung cấp kiến thức mới lạ, hiệu quả, sinh đông, hấp dẫn. Kênh hình còn giúp cho giáo viên thuận lợi và tiết kiệm thời gian trong quá trình giảng day Địa lí . Tuy nhiên việc khai thác kênh hình địa lí vẫn còn nhiều hạn chế. Một số giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của hệ thống kênh hình, cho rằng kênh hình chỉ là đồ dùng trực quan nên sử dụng kênh hình chỉ mang tính chất minh họa cho kênh chữ chưa khai thác nội dung cũng như hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình. Hoặc do sự phân bố thời gian trong tiết học chưa hợp lí nên không còn thời gian khai thác kênh hình. Mặt khác kĩ năng giảng dạy và hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình nhìn chung còn nhiều hạn chế. Giáo viên đã biết sử dụng kênh hình nhưng không thường làm nên còn thiếu thành thạo dẫn đến lúng túng không biết cách tiếp cận để khai thác kiến thức từ kênh hình. Về phía học sinh, khi trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy kỹ năng khai thác kênh hình như lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu thống kê của một bộ phận lớn học sinh còn rất yếu. Vì nhiều học sinh vẫn coi đây là môn phụ nên học tập không nghiêm túc, mang tính chống đối, không duy trì hứng thú lâu dài với môn học. Về phía gia đình các em cũng không thúc giục các em đầu tư thời gian vào môn này, cho rằng môn này không thi vào cấp III, không cần học nhiều để giành thời gian học môn chính. Phần vì kiến thức Địa lý khá trừu tượng, nhiều mối quan hệ tự nhiên - xã hội rất phức tạp, bản chất là một môn học rất khô khan nên học sinh ít thích học. Do vậy chất lượng bài kiểm tra các em thường thấp. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải có phương pháp sử dụng và khai thác kênh hình cụ thể, đảm bảo đúng vai trò và chức năng của kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí. Cụ thể ở đề tài này là sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Địa lí 8 để dạy phần Nam Á 3 . Các biện pháp tiến hành Để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành các biện pháp như sau: 3.1. Hướng dẫn học sinh nắm đặc điểm kênh hình trong SGK Địa lí 8 nói chung và Nam Á nói riêng. 3.2. Cho học sinh biết các loại kênh hình trong SGK Địa lí 8.
  5. 3.3. Giúp các em nắm vai trò của các kênh hình ở phần Nam Á thông qua các hình cụ thể. 3.4. Hướng dẫn học sinh cách sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình trong SGK Địa lí 8 phần Nam Á. a. Các bước sử dụng và khai thác lược đồ. b. Trình tự các bước sử dụng, khai thác tranh ảnh . c. Trình tự các bước sử dụng và khai thác bảng số liệu . Tăng cường cho học sinh làm các bài tập về nhà về lược đồ, bảng số liệu, sau mỗi lần giao bài tập cho giáo viên cần có sự kiểm tra, đánh giá kết quả làm bài của học sinh. Đối với mỗi dạng dạng kênh hình, giáo viên cần rút ra những điểm cần chú ý khi tiến hành khai thác. Như vậy kênh hình có thể khai thác từ nhiều góc độ khác nhau. Để thực hiện phương pháp trên đòi hỏi giáo viên phải đầu tư công sức chuẩn bị bài thật kĩ thì việc lĩnh hội kiến thức của học sinh có hiệu quả. 4 . Thời gian tạo ra giải pháp - Tôi tiến hành thực hiện giải pháp trong năm học: 2014 - 2015
  6. B. NỘI DUNG I . Mục tiêu Qua tìm hiểu và nghiên cứu tôi thấy trong sách giáo khoa Địa lí 8 nội dung mỗi phần, mỗi bài học, mỗi đơn vị kiến thức đều có sự thể hiện của cả kênh hình và kênh chữ. Phần kênh hình chủ yếu là nguồn tri thức dựa vào đó giáo viên hướng dẫn học simh tự quan sát, tìm tòi, phát hiện kiến thức Học sinh dựa vào việc quan sát các tranh ảnh, lược đồ, lắt cắt, bảng số liệu để tìm kiếm những thông tin bổ sung cho kênh chữ từ các kênh hình đó. Kênh hình để dạy học phần Nam Á trong sách giáo khoa Địa lí 8 rất phong phú: - Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á (H 10.1 / Tr.33- SGK) - Lược đồ phân bố mưa ở Nam Á (H10.2 /Tr35 - SGK) = Lược đồ phân bố dân cư ở Nam Á (H11.1 / Tr .37 - SGK) Ảnh: hoang mạc Tha, núi Hy-ma-lay-a, đền Tát Ma- han, một vùng nông thôn ở Nê-pan, thu hái chè ở Xri Lan -ca. Bảng số liệu 11.1 và 11.2 (Tr .38.39 - SGK) - Với những nội dung cơ bản trên, mục đích vươn tới của đề tài này chính là tìm hiểu và ứng dụng cách hướng dẫn học sinh sử dụng, khai thác kiến thức từ kênh hình theo phương pháp tích cực để dạy học phần Nam Á. Qua đó giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, óc thông minh, sáng tạo, tính tự học của bản thân để thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức II . Phương pháp tiến hành 1. Mô tả giải pháp của đề tài -Để rèn cách sử dụng và khai thác kênh hình cho học sinh lớp 8, tôi đã thực hiện các giải pháp cụ thể dưới đây: 1.1. Trước hết cho học sinh nắm đặc điểm kênh hình trong SGK Địa lí 8 nói chung và khu vực Nam Á nói riêng.