Sáng kiến kinh nghiệm Các hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp - Năm học 2014 - 2015 - Lê Thị Út
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp - Năm học 2014 - 2015 - Lê Thị Út", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_cac_hinh_thuc_to_chuc_tiet_sinh_hoat_l.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Các hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp - Năm học 2014 - 2015 - Lê Thị Út
- Kinh nghiệm: Các hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOÀI NHƠN TRƯỜNG TH SỐ 2 HOÀI TÂN KINHKINH NGHIỆMNGHIỆM CácCác hìnhhình thứcthức tổtổ chứcchức tiếttiết sinhsinh hoạthoạt lớplớp GiáoGiáo viên:viên: LêLê ThịThị ÚtÚt Năm học: 2014 - 2015 Giáo viên: Lê Thị Út Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân 1
- Kinh nghiệm: Các hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOÀI NHƠN TRƯỜNG TH SỐ 2 HOÀI TÂN KINHKINH NGHIỆMNGHIỆM CácCác hìnhhình thứcthức tổtổ chứcchức tiếttiết sinhsinh hoạthoạt lớplớp GiáoGiáo viên:viên: LêLê ThịThị ÚtÚt Năm học: 2014 - 2015 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo viên: Lê Thị Út Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân 2
- Kinh nghiệm: Các hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp 1. Thực tiễn giảng dạy. Hiện nay giáo viên còn tận dụng giờ sinh hoạt lớp để dạy học sinh kiến thức về các môn văn hóa khiến ý nghĩa của giờ sinh hoạt lớp bị phai mờ. Học sinh không được cùng nhau tổ chức, tham gia vào giờ sinh hoạt lớp, nội dung giờ sinh hoạt lớp khô cứng, lặp đi lặp lại, không thực sự gắn với nhu cầu của học sinh, các em không cảm nhận được vấn đề trong chủ đề là vấn đề của chính các em phải giải quyết mà là vấn đề của thầy, cô. Hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp đơn điệu, nhàm chán, không tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu các em là những nguyên nhân chủ yếu khiến học sinh không thích giờ sinh hoạt lớp. 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới. Để có các giờ sinh hoạt lớp hiệu quả thì quan trọng nhất là giáo viên chủ nhiệm cần linh động, sáng tạo tìm những giải pháp phù hợp với yêu cầu giáo dục. Giáo viên phải tạo được hứng thú cho học sinh, không làm cho tiết sinh hoạt căng thẳng hoặc nhàm chán, biết lôi cuốn học sinh vào những hoạt động tích cực trong giờ sinh hoạt lớp. Bên cạnh việc giáo dục về đạo đức, lối sống, giáo viên nên tạo cho học sinh một sân chơi bổ ích để các em có thể “ học mà chơi, chơi mà học” như thi đọc thơ, kể chuyện, tìm hiểu về những ngày lễ lớn trong năm, rung chuông vàng, văn nghệ, đố vui để học, vẽ tranh Những hoạt động này giúp cho các em giải tỏa những cẳng thẳng trong quá trình học tập, là sợi dây gắn kết tình cảm của lứa tuổi học trò. Các thầy giáo, cô giáo nên dành thời gian cho học sinh tự nhận nhiệm vụ và có trách nhiệm với công việc của mình. Cùng với đó, mỗi giáo viên chủ nhiệm nên tham gia vào các hoạt động tập thể của học sinh để thầy trò hiểu nhau hơn. Sinh hoạt lớp là khoảng thời gian quý giá để cho các em đọc những câu chuyện hay có nghĩa trên sách báo phù hợp với lứa tuổi học trò. Yêu cầu của giáo dục hiện nay là đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em, lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. 3. Những mâu thuẫn giữa thực trạng với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết. Ngoài việc đánh giá tình hình của lớp trong tuần vừa qua, phổ biến công tác cho tuần đến tôi đã tận dụng tất cả thời gian của tiết sinh hoạt giới thiệu đến các em những Giáo viên: Lê Thị Út Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân 3
- Kinh nghiệm: Các hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp gương người tốt – việc tốt điển hình, từ đó hình thành trong tư duy của các em những nhận thức đúng đắn, hướng các em đến cái thiện ngay từ khi các em còn nhỏ đây cũng là dịp để các em làm quen với nhiều loại hình khác nhau, giúp các em phát triển những kỹ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em phải được vừa học vừa chơi, thi tài với nhau, từ đây các em sẽ lĩnh hội được rất nhiều kiến thức, góp phần phát triển nhân cách toàn diện của học sinh, tức là phát triển mọi mặt cả trí tuệ, đạo đức, tình cảm, thẩm mĩ và sức khỏe, thể chất Với tác dụng và hiệu quả mà phương pháp tổ chức sinh hoạt lớp bằng nhiều hình thức khác nhau mang lại hiệu quả, vấn đề này cũng được một số giáo viên quan tâm nghiên cứu. Cuộc sống hiện đại cần năng động hơn cho lứa tuổi học sinh thì tiết sinh hoạt lớp là cơ hội vàng cho lứa tuổi các em thể hiện tài năng sáng tạo. Thế nhưng trong thực tế tiết sinh hoạt lớp chưa được quan tâm và đầu tư ngang tầm với ý nghĩa của nó. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn a) Cơ sở lí luận Công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, tác phong cho học sinh trong nhà trường bao gồm nhiều hình thức hoạt động muôn hình, muôn vẻ. Thông qua các giờ dạy trên lớp, thông qua các hoạt động xã hội, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt Đội và nói một cách chung nhất là qua toàn bộ các hoạt động sinh hoạt của nhà trường. Thông qua các hoạt động đó, học sinh sẽ được rèn luyện những hành vi đạo đức, tích luỹ được nhiều “kinh nghiệm” đạo đức. Dần dần những hành vi và kinh nghiệm đó trở thành nhu cầu và thói quen của học sinh. Từ đó, các em sẽ hình thành những phẩm chất đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa về mặt xã hội. Tâm lí, thể chất, có cách ứng xử đúng đắn thông qua các mối quan hệ cùng nhau trong tập thể, trong nhóm, trong các hoạt động học tập lao động, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội. b. Cơ sở thực tiễn Giáo dục đạo đức có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông, nhất là ở bậc tiểu học, nhằm mục đích hình thành và phát triển nhân cách, tạo điều kiện cho các em phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Giáo viên: Lê Thị Út Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân 4
- Kinh nghiệm: Các hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh được tiến hành đồng thời, thường xuyên và chặt chẽ trong quá trình dạy học trên lớp và tổ chức các tiết sinh hoạt lớp. Tiết sinh hoạt lớp được tổ chức đa dạng về hình thức là một hoạt động không thể thiếu được và không thể xem nhẹ ở trường tiểu học. Nó phát huy cao độ vai trò hoạt động tích cực chủ thể học tập, tạo ra thói quen trong hành vi ứng xử, trong lối sống, bước đầu hình thành và khẳng định nhân cách của học sinh tiểu học. Xuất phát từ những lý do đã nêu trên, cùng với việc thực hiện giảng dạy trường tiểu học, tôi đã rút ra được một vài kinh nghiệm trong xây dựng kế hoạch sinh hoạt lớp mong được chia sẻ cùng với các bạn đồng nghiệp với kinh nghiệm: “Các hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp”. 2. Các biện pháp tiến hành và thời gian tạo ra giải pháp a) Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp chủ yếu là khảo sát, nắm bắt tình hình thực tiễn và đúc kết kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy tại Trường tiểu học số II Hoài Tân. - Trao đổi thảo luận với đồng nghiệp cùng làm công tác chủ nhiệm lớp sử dụng các hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp. - Tổng kết hoạt động thực tiễn. b) Đối tượng và thời gian nghiên cứu Tôi tập trung nghiên cứu tập thể học sinh lớp chủ nhiệm trong hai năm học: - Năm học: 2013 - 2014 lớp 4D Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân. - Năm học: 2014 - 2015 lớp 5D Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân. Tôi nghiên cứu học sinh lớp chủ nhiệm trong các giờ sinh hoạt chào cờ đầu tuần hay trong buổi tổ chức các ngày lễ kỷ niệm, sự kiện lớn trong năm, đặc biệt trong các tiết sinh hoạt lớp hàng tuần các em rất thich thú với các loại hình “ chơi mà học, học mà chơi.”. 3. MÔ TẢ CÁC GIẢI PHÁP 3.1. Thuyết minh tính mới Trong tiết sinh hoạt lớp gồm nhiều nội dung và hình thức hoạt động phong phú, đa dạng. Đó là các loại hình: - Hoạt động xã hội. - Hoạt động văn hoá, văn nghệ. - Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục, thể thao. - Hoạt động hứng thú khoa học. - Hoạt động lao động. Giáo viên: Lê Thị Út Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân 5
- Kinh nghiệm: Các hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp Với những loại hình hoạt động như trên, giáo viên chủ nhiệm có thể tiến hành nhiều hoạt động: Chủ điểm trong tháng, sinh hoạt tập thể hàng tuần Các hoạt động trên có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình giáo dục, hình thành nhân cách của học sinh. 3.2. Xây dựng kế hoạch sinh hoạt lớp theo chủ điểm của Đội thiếu niên. * Quy trình tổ chức các bước Bước 1: Giáo viên tổ chức sinh hoạt lớp. Bước 2: Giáo viên chuẩn bị cho tiết sinh hoạt lớp, lồng ghép các trò chơi. - Xác định rõ tên của chủ đề của từng tuần, gọi tên cho buổi sinh hoạt. Việc xác định được gọi tên sẽ thể hiện được nội dung của hoạt động, do đó sẽ lựa chọn được các hình thức hoạt động phù hợp. - Xây dựng yêu cầu giáo dục cần đạt được của hoạt động đó theo 3 yếu tố: Nhận thức, thái độ và kĩ năng hành vi. - Dự kiến nội dung các hình thức hoạt động sẽ tổ chức. - Dự kiến người thực hiện: Học sinh làm gì? Giáo viên chủ nhiệm làm gì? Các lực lượng khác tham gia vào phần nào? - Dự kiến thời gian địa điểm, điều kiện, phương tiện vật chất cần thiết để tiến hành. Bước 3: Tập thể học sinh lập kế hoạch và chuẩn bị lập kế hoạch cho mình trên cơ sở có sự cố vấn của giáo viên chủ nhiệm. - Dựa vào yêu cầu giáo dục và gợi ý do giáo viên chủ nhiệm đề ra, lập bản kế hoạch hoạt động do học sinh xây dựng gồm các vấn đề sau: + Phân công những công việc cho tổ, nhóm và mọi thành viên trong lớp tham gia vào quá trình chuẩn bị cũng như lúc tiến hành hoạt động. + Xác định thời gian tiến hành hoàn thành các công việc được phân công. + Lựa chọn địa điểm thực hiện các công việc của từng tổ nhóm, cá nhân. + Xây dựng chương trình hành động. Bước 4: Thực hiện kế hoạch hoạt động. Đây là bước thể hiện toàn bộ kết quả chuẩn bị của cả học sinh và giáo viên là bước để học sinh thể hiện năng lực tổ chức tự quản hoạt động tập thể. Vì vậy cần chú ý những điểm sau: + Thực hiện theo đúng chương trình đã đề ra. Giáo viên: Lê Thị Út Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân 6
- Kinh nghiệm: Các hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp + Giáo viên chủ nhiệm cần theo dõi hoạt động và kịp thời điều chỉnh, cố vấn cho đội ngũ tự quản, huy động tiềm năng của mỗi người cùng tham gia vào hoạt động. Bước 5: Rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả. - Giáo viên chủ nhiệm cùng với đội ngũ cán bộ lớp rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả hoạt động để lần sau làm tốt hơn. Đồng thời, đây cũng là lần bồi dưỡng cho các em về kĩ năng đánh giá hoạt động của tập thể lớp. - Khi đánh giá cần hướng các em nhận định cả ưu điểm và tồn tại để khắc phục. Việc đánh giá có thể tiến hành ngay sau khi tổ chức sinh hoạt một cách công khai để mọi người cùng đóng góp ý kiến. *. Khả năng áp dụng Dựa vào các hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp này giáo viên chủ nhiệm có thể lựa chọn, sưu tầm, xây dựng nội dung trò chơi cho phù hợp với lớp mình để từ đó các em cảm thấy: “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Cách này có ưu điểm là kích thích được sự hứng thú học tập của học sinh, giờ hoạt động tránh được không khí suy nghĩ căng thẳng trở thành “Vui mà học, học mà chơi” hết sức sinh động. Do đó các hình thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp này luôn mang lại hiệu quả cho lớp học. Căn cứ vào chủ điểm từng tháng tôi đã tổ chức tiết sinh hoạt lớp theo những hình thức như sau: *Hình thức thứ nhất: TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ THI ĐUA VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TUẦN. ● Mục tiêu: Khắc phục khuyết điểm, Phát huy ưu điểm ● Nội dung: - Đánh giá hoạt động trong tuần. - Đề ra công việc tuần tới của lớp, của trường ● Hình thức: - Ban cán sự báo cáo tình hình lớp về các mặt: Học tập, trật tự, bảo vệ của công và các lỗi khác - Ý kiến của các thành viên trong lớp - Giáo viên chủ nhiệm đánh giá việc thực hiện nội quy của học sinh, các tổ trong tuần, nhận xét tuyên dương học sinh ngoan, tiến bộ, động viên nhắc nhở HS vi phạm. - Giáo viên chủ nhiệm phổ biến phân công công việc tuần tới. ● Học sinh nêu kiến nghị(nếu có) Giáo viên: Lê Thị Út Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân 7