Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng phụ trách sao Nhi đồng trong trường Tiểu học

doc 11 trang sangkien 13500
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng phụ trách sao Nhi đồng trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_boi_duong_phu_trach_sao_nhi_dong_trong.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng phụ trách sao Nhi đồng trong trường Tiểu học

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng Phụ trách sao Nhi đồng trong trường Tiểu học Họ và tên: Thi Thi Hiếu Đơn vị: Trường Tiểu học Phong Thạnh A Phong Thạnh, ngày 2 tháng 5 năm 2011 Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Bồi dưỡng phụ trách sao Nhi đồng trong trường Tiểu học Phần I: Phần mở đầu I/Đặc điểm tình hình: 1/Thuận lợi: Liên đội trường Tiểu học Phong Thạnh A nằm cạnh quốc lộ 54, giao thông đi lại khá thuận tiện. Tổng số học sinh toàn trường là 520 em. Trong đó: Đội viên là: 301 em, nhi đồng 219 em. Liên đội luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Hội đồng đội các cấp. Chi bộ, Ban giám hiệu trường luôn quan tâm chỉ đạo tạo điều kiện cho liên đội hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài ra liên đội còn được sự nhiệt tình phối hợp của lực lượng giáo viên phụ trách chi đội, phụ trách lớp sao, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, phần lớn các em đội viên ham thích sinh hoạt đội. + Các em rất thích làm phụ trách Sao, yêu thích các em nhỏ, muốn làm người lớn, muốn làm thầy giáo - cô giáo tí hon. +Muốn thể hiện những năng khiếu của mình cho các em xem, ví dụ: Hát, múa, kể chuyện + Đối với giáo viên chủ nhiệm: Tạo điều kiện cho các em đi sinh hoạt, bồi dưỡng. Có đội ngũ cán bộ nghiêm túc, biết làm việc khi sinh hoạt tại chi đội mình. Nhiều em tiến bộ trong học tập khi được phân công làm phụ trách Sao. 2/Khó khăn: Là một liên đội vùng sâu, có khoản 50% học sinh dân tộc khơ me, đa số gia đình các em có hoàn cảnh khó khăn sống chủ yếu bằng nghề làm thuê theo thời vụ. Chính vì thế ngoài việc học ở trường các em còn phải phụ giúp gia đình bằng những việc các em có thể làm được để góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình. Từ đó ảnh hưởng một phần không nhỏ đến việc tham gia vào các hoạt động đội trong đó có công tác phụ trách sao Nhi đồng. Thi Thi Hiếu Năm học 2010 – 2011 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng Phụ trách sao Nhi đồng trong trường Tiểu học Thởi gian học tập của các em tương đối nhiều nên thời gian dành cho hoạt động đội, sao nhi đồng rất ít làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sinh hoạt sao nhi đồng. + Vì các em cùng cấp học (lớp 4;5 chỉ hơn các em nhi đồng 2 tuổi) nên công việc làm phụ trách Sao còn lúng túng vì tuổi các em còn nhỏ dễ nhớ hay quên còn lúng túng trong sinh hoạt với nhi đồng, chưa biết cách tổ chức cho nhi đồng sinh hoạt như thế nào cho phù hợp. + Khi tiến hành bồi dưỡng cho các em vào ngày thứ bảy (vì ngày thứ bảy là ngày nghỉ và các em đi học ôn hoặc đi chơi cùng gia đình) cho nên các em đến không đầy đủ, chính vì vậy công việc tiến hành bồi dưỡng phụ trách Sao chưa được thuận lợi. II/Lý do chọn đề tài: Đối với lứa tuổi trẻ nhỏ, sự phát triển cá thể các quá trình tâm lý và các phẩm chất tâm lý được nghiên cứu các dạng hoạt động khác nhau đang được phát triển. Ví dụ: vui chơi, học tập, lao động, hoạt động xã hội v.v Mỗi dạng hoạt động có vai trò, tác dụng khác nhau đối với sự phát triển nhân cách của các em. Những quan sát hàng ngày cho thấy, trẻ em rung cảm và suy nghĩ không giống người lớn. Trẻ nhỏ không làm được rất nhiều điều. Nhưng vấn đề không phải là ở chỗ trẻ chưa làm được những gì, chưa nắm được những gì? mà vấn đề cơ bản là ở chỗ, phải hiểu được đứa trẻ hiện có những gì, có thể làm được những gì, nó sẽ thay đổi như thế nào và sẽ có được những gì trong quá trình sống và hoạt động theo lứa tuổi Trong quá trình học tập, hoạt động trong nhà trường, các em nhỏ được thể hiện thông qua tính giáo dục đạo đức trong các môn học cũng như các hoạt động ngoại khoá. Chẳng hạn, một học sinh tiểu học vừa là Đội viên TNTP Hồ Chí Minh, vừa là thành viên của Đội ngũ phụ trách sao, vừa là cây văn nghệ của nhà trường Khi học sinh tham gia các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt nhi đồng Các em quen dần với việc tôn trọng ý kiến tập thể, công việc mình làm, những ý kiến, việc làm đó đều được tập thể kiểm tra và đánh giá. Muốn vậy, trước hết đòi hỏi người thầy giáo phải có khả năng xây dựng được một tập thể học sinh tốt, có yêu cầu chặt chẽ đối với học sinh cũng như công việc, phải có sự lãnh đạo thống nhất, mỗi học sinh phải được bình đẳng trước tập thể. Theo Chương II trong luật về quyền trẻ em được nêu rõ:" trẻ em có quyền được chăm sóc nuôi dạy để phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức trẻ em có quyền chung sống với cha mẹ, trẻ em được tôn trọng, được bảo vệ sức khoẻ, quyền học tập vui chơi, quyền có tài sản v.v + Về bổn phận: Các em phải biết kính trọng ông bà, cha mẹ, người lớn, trẻ nhỏ, bạn bè, chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể, tôn trọng pháp luật, thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. Thi Thi Hiếu Năm học 2010 – 2011 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng Phụ trách sao Nhi đồng trong trường Tiểu học Hoạt động Đội TNTP là con đường giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ em. Bởi vì, mỗi trẻ em trong quá trình giáo dục để phát triển trí tuệ, phẩm chất, năng lực đều phải bằng nhiều con đường như giáo dục thông qua hệ thống nhà trường hoặc bằng giáo dục gia đình, và của xã hội. Đối với Đội TNTP phương pháp giáo dục là thông qua các hoạt động thực tiễn của Đội và tự rèn luyện của Đội viên. Chính vì vậy công tác nhi đồng được Đảng ta và Bác Hồ coi đó là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới cho đất nước. Bác Hồ nói : "Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ " - Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong trường tiểu học, hoạt động Đội nói chung và sao nhi đồng nói riêng là một việc làm rất cần thiết. Muốn có thêm nhiều sao nhi đồng hoạt động tốt, hướng các em vào sinh hoạt vui chơi có định hướng theo một qui trình sư phạm kết hợp chặt chẽ với chương trình ngoài giờ lên lớp của nhà trường, sinh hoạt sao nhi đồng cần phải có một đội ngũ phụ trách sao (các em Đội viên) giỏi, nhiệt tình, biết làm việc, yêu quý các em nhỏ. - Nhi đồng là các em 6-8 tuổi, do chưa thể tự tổ chức quản lý nhau được, chưa tự tổ chức các hoạt động được, vì thế tập thể mà các em sinh hoạt thường xuyên đó là sao nhi đồng. Mỗi lớp nhi đồng có một chi đội TNTP giúp đỡ và một cán bộ phụ trách là giáo viên (cô giáo chủ nhiệm). - Tổ chức bồi dưỡng phụ trách sao nhi đồng ở cơ sở là một việc vừa dễ mà cũng thật khó. Chính vì vậy công tác bồi dưỡng phụ trách sao muốn có hiệu quả, cần có sự lựa chọn và phải biết cách bồi dưỡng, sử dụng tốt đội ngũ phụ trách sao, làm thế nào để có chất lượng tốt là câu hỏi luôn trăn trở của người tổng phụ trách. Đó là lí do vì sao tôi chọn đề tài: "Bồi dưỡng phụ trách sao Nhi đồng trong trường tiểu học » Phần thứ II : Nội dung - Công tác bồi dưỡng phụ trách sao nhằm giúp các em hiểu được tâm lý sở thích của các em nhỏ, được gần các em và yêu quý các em hơn. - Giúp phụ trách sao biết cách làm việc tiến hành một buổi sinh hoạt sao theo các bước cũng như tiến hành một trò chơi hay hoạt động múa hát cụ thể đối với các em nhỏ. - Giúp cho các em trở thành những người Đội viên toàn diện hơn như: Biết tôn trọng công việc, biết tổ chức sinh hoạt tập thể lớp mình, học tập tốt hơn, tư cách đạo đức lịch sự, thanh lịch xứng đáng là người Đội viên TNTP Hồ Chí Minh. - Công tác bồi dưỡng phụ trách sao giúp cho tổng phụ trách và đội ngũ giáo viên, BGH nhà trường hiểu được vai trò quan trọng trong việc sinh hoạt sao nhi đồng, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi dưỡng phụ trách sao thực sự là một công việc mang tính chất giáo dục tinh thần trong nhà trường. Thi Thi Hiếu Năm học 2010 – 2011 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng Phụ trách sao Nhi đồng trong trường Tiểu học -Riêng sao nhi đồng khối 3 không có phụ trách sao (sinh hoạt theo hình thức tự quản) kết hợp với cô giáo chủ nhiệm và cán bộ lớp. Trong quá trình làm công tác nhi đồng đặc biệt là công tác bồi dưỡng phụ trách Sao, tôi thấy công việc tiến hành bồi dưỡng cho các em có nhiều kết quả đối với bản thân các em cũng như đối với chất lượng hoạt động Sao và chất lượng giáo dục trong nhà trường. Chính vì vậy, theo tôi công tác Sao nhi đồng cần có những vấn đề cơ bản sau: -Công tác bồi dưỡng phụ trách Sao nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và công tác Đội nói riêng, các trường phải học đủ các môn trong chương trình, khắc phụ khó khăn để dạy hát, vẽ, nữ công hướng dẫn học sinh " giữ vở sạch, viết chữ đẹp"; thể dục, lao động, rèn luyện đôi tay khéo léo và góp phần làm đẹp trường lớp, quê hương. Bên cạnh đó còn phát huy trong việc phát hiện bồi dưỡng năng khiếu của học sinh tiểu học. Các bộ môn văn hoá, nghệ thuật (toán, văn, âm nhạc, thể dục, thể thao, ca múa ) năng khiếu về tổ chức quản lý (làm công tác lớp, tổ, Sao, Đội ) -Bồi dưỡng phụ trách Sao giúp các em có phương pháp làm việc, biết cách tổ chức cho nhi đồng sinh hoạt như thế nào cho phù hợp, hiểu được tâm lý các em nhỏ. Bên cạnh đó các em còn được học các bài hát nhi đồng, học múa, kể chuyện, biết hướng dẫn trò chơi v.v Chính vì được học hỏi nhiều cho nên các em dễ cuốn hút vào công việc không gây ra nản chán hoặc bỏ dở công việc. -Công tác bồi dưỡng phụ trách Sao đòi hỏi người tổng phụ trách phải có kế hoạch làm việc cụ thể, có phương pháp bồi dưỡng dễ hiểu và có hiệu quả. Tổng phụ trách luôn suy nghĩ tìm tòi sáng tạo mọi hình thức phong phú để đưa các em vào sinh hoạt Sao cũng như sinh hoạt tập thể toàn trường. Trong quá trình hướng dẫn các em nhi đồng, bản thân phụ trách Sao cũng được tu dưỡng, rèn luyện và trưởng thành. -Công tác bồi dưỡng phụ trách Sao cũng không ít phương pháp để hướng dẫn các em vào việc làm cụ thể nhưng bồi dưỡng theo phương pháp nào để có sức thuyết phục, có hiệu quả, giúp các em yêu thích hoạt động Sao lại là điều quan trọng trong trường tiểu học. Qua quá trình làm công tác tổng phụ trách đặtc biệt là công tác sinh hoạt Sao, bồi dưỡng phụ trách Sao, tôi đã dùng những phương pháp sau: +Trong quá trình giảng, dùng câu hỏi, nêu vấn đề để cùng phụ trách Sao bàn bạc + Các câu hỏi đưa ra phải đơn giản, thiết thực, gắn với nội dung. + Nắm được tâm lý chung của các em: Ưa hoạt động, hiếu động v.v + Qua phỏng vấn phương pháp trao đổi hiểu biếu các em thích sinh hoạt Sao hay không thích sinh hoạt Sao. Vì sao? + Giải thích những vướng mắc, lúng túng của các em khi đi sinh hoạt Sao cũng như tập huấn phụ trách Sao v.v Thi Thi Hiếu Năm học 2010 – 2011 4