Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng kiến thức về biển, đảo cho học sinh thông qua môn Toán
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng kiến thức về biển, đảo cho học sinh thông qua môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_boi_duong_kien_thuc_ve_bien_dao_cho_ho.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng kiến thức về biển, đảo cho học sinh thông qua môn Toán
- THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Bồi dưỡng kiến thức về biển, đảo cho học sinh thông qua môn toán 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:Hoạt động giảng dạy môn Toán 3. Tác giả: Họ và tên: Trương Trọng Quyền giới tính: Nam - Sinh ngày 09 tháng 11 năm 1981 - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Toán - Chức vụ, đơn vị công tác: giáo viên, trường THCS Tứ Cường - Thanh Miện - Hải Dương Điện thoại: 0975939038 4. Đồng tác giả (không có) 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường THCS Tứ Cường-Thanh Miện 6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THCS Tứ Cường - Thanh Miện - Hải Dương 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.Giáo viên cần phải: + Nắm chắc mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn Toán ở bậc THCS. + Nghiên cứu kĩ kiến thức trong sách giáo khoa, có sự hiểu biết về biển, đảo nước ta, trên cơ sở đó đầu tư thời gian, thiết kế bài soạn đảm bảo các yêu cầu đặt ra. 8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu trong thực tế: Năm học 2014 - 2015 HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN) XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Trương Trọng Quyền 1
- TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nẩy sinh sáng kiến Dạy học không có nghĩa chỉ là lên lớp, giảng bài. Mong muốn của nhà trường và gia đình là giáo dục để các em trở thành học sinh giỏi nhưng trước tiên phải là một con người trưởng thành cả về thể chất và tư duy. Để phát triển tư duy cho học sinh, giáo viên phải thực hiện nhiều nhiệm vụ trong đó có nhiệm vụ giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Nhiệm vụ này đối với giáo viên bộ môn toán, một bộ môn rất khô khan, tuy khó nhưng vẫn phải thực hiện. Trong những năm gần đây tình hình Biển Đông có những diễn biến hết sức phức tạp như sự kiện giàn khoan HD981 của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của nước ta và việc Trung Quốc thực hiện bồi đắp quy mô lớn, làm thay đổi căn bản cấu trúc của nhiều đảo đá, bãi ngầm trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Những việc làm này trái với quy định của Tuyên bố DOC , luật pháp quốc tế. Xuất phát từ thực tế đó và từ lòng căm thù giặc sâu sắc, dù gặp nhiều khó khăn tôi mạnh dạn thực hiện sáng kiến "Bồi dưỡng kiến thức về biển, đảo cho học sinh thông qua môn toán". 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng sáng dụng sáng kiến - Điều kiện: giáo viên nắm vững nội dung, chương trình dạy học; ngoài ra phải tìm hiểu nhiều để có kiến thức về biển, đảo Việt Nam. - Thời gian: Từ đầu năm học 2014-2015 - Đối tượng: học sinh đại trà các lớp 6,7,8,9. 3. Nội dung sáng kiến 3.1. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: - Sáng kiến đã cung cấp cho học sinh nhiều thông tin về biển đảo Việt Nam như cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa,Trường Sa của Việt Nam, tên các hòn đảo ở Trường Sa của Việt Nam, - Sáng kiến đã thực hiện việc dạy học theo chủ đề tích hợp. - Sáng kiến đã trình bày giải pháp rất dễ thực hiện nhưng mang tính 2
- sáng tạo là giáo viên tìm kiếm, nghiên cứu, chọn lọc thông tin về biển, đảo trên sách, báo internet sau đó tích hợp kiến thức đó vào các bài toán cơ bản trong sách giáo khoa để dạy cho học sinh trong các tiết học chính khóa trên lớp. Như vậy, dù là tiết học toán nhưng nội dung đỡ khô khan, gây hứng thú cho học sinh. Đồng thời giáo dục kỹ năng sống, bồi dưỡng lòng yêu nước, hiểu và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. 3.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến rất dễ áp dụng, bất cứ trường THCS nào cũng áp dụng được, vì không khó về nội dung, không tốn kém kinh phí, không cầu kỳ trong việc chuẩn bị các trang thiết bị. Mỗi giáo viên chỉ cần có nội dung bản sáng kiến này là có thể thực hiện được. 4. Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến Sau khi thực hiện sáng kiến, học sinh được cung cấp nhiều kiến thức về biển đảo mà trước đó các em chưa biết và các em rất hào hứng với thông tin đó. Nhiều học sinh tỏ thái độ bức xúc, căm thù và muốn ngay lập tức đòi lại quần đảo Hoàng Sa và các đảo ở Trường Sa mà Trung Quốc và các nước khác đã cướp của Việt Nam. Tuy nhằm mục đích tuyên truyền nhưng khi áp dụng sáng kiến vẫn đảm bảo học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của tiết học theo nội dung, chương trình dạy học vì các bài toán đưa ra là cơ bản, dựa trên các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập. 5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng Mỗi giáo viên phải có ý thức trong việc tích hợp kiến thức về biển đảo Việt Nam vào môn học của mình. 3
- MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến. Nước ta có bờ biển dài 3260km và diện tích các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền trên 1 triệu km 2. Vùng biển nước ta có vị trí quan trọng về an ninh-quốc phòng và nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Chủ quyền biển đảo Việt Nam luôn là mối quan tâm hàng đầu của đông đảo người Việt Nam trong và ngoài nước, nó càng trở nên nóng bỏng trong thời gian gần đây. Sự kiện Trung Quốc liên tục tuyên bố chủ quyền của họ trên biển Đông, xâm phạm lên chủ quyền của nước ta. Đông đảo dư luận Việt Nam hết sức bất bình trước hành động trên, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ nhất trí cao với Chính phủ trong phản ứng mạnh mẽ, kiên quyết về chủ quyền của nước ta trên biển Đông. Qua tìm hiểu tôi thấy kiến thức về biển đảo của học sinh còn ít, mơ hồ. Qua nghiên cứu tài liệu, thực tế giảng dạy và học hỏi đồng nghiệp tôi viết nên bản kinh nghiệm: "Bồi dưỡng kiến thức về biển, đảo cho học sinh thông qua môn toán", nhằm góp phần vào việc giáo dục lòng yêu nước, cung cấp kiến thức về biển, đảo cho học sinh. 2. Cơ sở lý luận của vấn đề. 1.1.Dạy tích hợp liên môn là một chủ trương của Bộ GD-ĐT trong đổi mới phương pháp dạy và học. Trong sáng kiến này tôi đã tích hợp kiến thức về biển, đảo vào môn toán. 1.2.Quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là tại các văn bản Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” và Chỉ thị số 06 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông” 4
- 3. Thực trạng của vấn đề. 3.1.Về phía giáo viên: - Nhiều giáo viên toán chưa có ý thức trong việc dạy tích hợp liên môn theo chủ trương của Bộ GD-ĐT trong đổi mới phương pháp dạy và học. Đặc biệt không ít giáo viên toán cho rằng việc tích hợp đó ở môn toán không thực hiện được, chỉ môn văn, sử, địa, giáo dục công dân mới thực hiện được. - Một bộ phận giáo viên ngại tìm tòi, nghiên cứu, đầu tư, đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học, chưa tìm các giải pháp để gây hứng thú cho học sinh . - Nhiều giáo viên chưa có ý thức tìm hiểu kiến thức về biển đảo và tích hợp kiến thức đó vào bộ môn mình giảng dạy để tuyên truyền cho học sinh 3.2.Về phía học sinh. Trong đầu năm học 2014-2015, tôi yêu cầu học sinh lớp 8A trả lời 2 câu hỏi sau: 1) Nước ta có khoảng bao nhiêu hòn đảo? 2) Hãy kể tên một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa? Kết quả: Câu hỏi 1: Không có học sinh nào trả lời được. Câu hỏi 2: Học sinh rất ngỡ ngàng và không em nào kể tên được bất kỳ một đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa. Sau khi được động viên, cho thêm thời gian suy nghĩ, một số học sinh kể ra một vài tên như: Lý Sơn, Phú Quốc, Mỏ Rồng nhưng đó đều không phải là đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Vấn đề đặt ra ở đây là phải cung cấp kiến thức cho các em về biển, đảo nhưng phải cung cấp nhẹ nhàng thông qua các bài toán, chứ không thể bắt các em học thuộc kiến thức một cách máy móc để sau một thời gian ngắn các em lại quên hết, thậm chí bị ức chế vì bị nhồi nhét kiến thức . 5
- 4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện 4.1. Các phương pháp nghiên cứu: 4.1.1 Đối với giáo viên: + Nghiên cứu tài liệu, lựa chọn và thiết kế các bài tập để cung cấp kiến thức biển đảo cho học sinh. + Động viên, hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức về biển đảo qua sách, báo , internet, + Sử dụng các phương pháp: - Phương pháp điều tra. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp so sánh đối chứng. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 4.1.2. Đối với học sinh: + Làm các bài tập giáo viên giao, sau đó tìm kiếm thông tin qua sách, báo, thầy cô, có thể lên internet tìm hiểu kiến thức về biển đảo liên quan đến bài tập trên lớp. + Sau khi có được kiến thức thì có thể giới thiệu , trao đổi với các bạn nhằm có thêm kiến thức về biển, đảo . + Nắm chắc một số kiến thức cơ bản về biển đảo Việt Nam. 4.2. Nội dung của kinh nghiệm 4.2.1. Cơ sở lí thuyết: + Các kiến thức toán học bậc THCS + Các kiến thức về biển , đảo Việt Nam. 4.2.2 Các ví dụ minh hoạ: Bài 1( dạy tiết 27,số học, lớp 6).Vùng biển ven bờ Việt Nam có khoảng bao nhiêu hòn đảo? Vùng biển ven bờ Việt Nam có khoảng abbc hòn đảo ,trong đó: 6
- a là số nguyên tố chẵn b là số nguyên tố chia hết cho 7 c là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất. Giải. a là số nguyên tố chẵn a=2 b là số nguyên tố chia hết cho 7 b=7 c là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất c=3 Vậy abbc =2773 Vùng biển ven bờ Việt Nam có khoảng 2773 hòn đảo. Giới thiệu thêm với học sinh (kết hợp với sử dụng Video, hình ảnh): Vùng biển ven bờ Việt Nam có khoảng 2773 hòn đảo lớn, nhỏ, chủ yếu nằm ở Vịnh Bắc Bộ, số còn lại phân bố ở khu vực Biển Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nam. Ngoài ra, có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở giữa Biển Đông (Trích trong ‘Giới thiệu về biển, đảo Việt Nam’, tác giả Hà Nguyễn) Bài 2(dạy tiết 37, số học, lớp 6). Năm abcd , Vua Gia Long chính thức chiếm hữu đảo Hoàng Sa, ra lệnh cắm cờ trên đảo và đo thuỷ trình.Trong đó: ab là BCNN(9;6;3), cd là ƯCLN(32;48). Năm Vua Gia Long chính thức chiếm hữu đảo Hoàng Sa là năm nào? Giải. 9=32 ; 6=2.3 ; 3 BCNN(9;6;3)=2.32=18 ab =18 32=25 ; 48=24.3 ƯCLN(32;48)=24=16 cd =16 Vậy abcd =1816 Năm Vua Gia Long chính thức chiếm hữu đảo Hoàng Sa là năm1816. Giới thiệu thêm với học sinh( kết hợp sử dụng Video, hình ảnh ): Vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn, Vua Gia Long, đã củng cố thêm quyền lịch sử của Việt Nam bằng cách chính thức chiếm hữu hai quần đảo. Năm 1816, Vua đã ra 7
- lệnh cho Đội Hoàng Sa và hải quân của triều đình ra thăm dò, đo thuỷ lộ, và cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa để biểu tượng cho chủ quyền của Việt Nam. Sự chiếm hữu hai quần đảo theo lệnh của Vua Gia Long cũng được chứng nhận bởi các tài liệu của phương Tây. Bài 3 ( dạy tiết 39, số học lớp 6). Năm abcd , trên quần đảo Hoàng Sa, Vua Minh Mạng cho xây đền, đặt bia đá, đóng cọc, và trồng cây. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải được trao nhiều nhiệm vụ hơn: khai thác, tuần tiễu, thu thuế dân trên đảo, và nhiệm vụ biên phòng bảo vệ hai quần đảo. Hai đội này tiếp tục hoạt động cho đến khi Pháp nhảy vào Đông Dương . Biết ab là BCNN(6,9), cd là ƯCLN(175;70) .Tìm abcd ? Giải . 6=2.3 ; 9=32 BCNN(6,9)=2.32=18 ab =18 175=52.7 70=2.5.7 ƯCLN(175;70)=5.7=35 cd =35 Vậy abcd =1835 Bài 4 ( dạy tiết 12, đại số lớp 7). Diện tích của các đảo Sinh Tồn, Nam Yết, Sơn Ca ( thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ) lần lượt tỉ lệ với 28;30;35. Biết diện tích đảo Sơn Ca lớn hơn diện tích đảo Sinh Tồn 14000m2. Tính diện tích của ba đảo trên? Giải. Gọi diện tích của các đảo Sinh Tồn, Nam Yết, Sơn Ca lần lượt là a, b, c (m2) a b c Theo bài ra ta có: và c - a=14000 28 30 35 Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có: a b c c a 14000 2000 28 30 35 35 28 7 a = 28.2000=56000; b = 30.2000=60000; c = 35.2000 = 70000 8