Sáng kiến kinh nghiệm Bộ đề thi hết học phần II lớp Bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường Tiểu học, Mầm non

doc 6 trang sangkien 7840
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bộ đề thi hết học phần II lớp Bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường Tiểu học, Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bo_de_thi_het_hoc_phan_ii_lop_boi_duon.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Bộ đề thi hết học phần II lớp Bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường Tiểu học, Mầm non

  1. Đề thi hết học phần II Đề số 1 lớp bồi dưỡng CBQL trường tiểu học, Mầm non Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1 (5 điểm): Phong cách quản lý dân chủ là xu thế của thời đaị. Bằng lý luận đã học và thực tế quản lý ở trường mình, đồng chí hãy phân tích ý kiến trên. Câu 2 : (5 điểm) Đồng chí hãy chứng minh rằng: Phương pháp Tổ chức - Hành chính là phương pháp quản lí cơ bản và đặc trưng nhất của quản lí hành chính Nhà nước. Liên hệ đến việc vận dụng phương pháp này ở trường đồng chí. (Học viên được sử dụng tài liệu trong quá trình làm bài) Đề thi hết học phần II Đề số 2 lớp bồi dưỡng CBQL trường tiểu học, Mầm non Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1 (5 điểm): Phong cách quản lý dân chủ là xu thế của thời đại. Bằng lý luận đã học và thực tế quản lý ở trường mình, đồng chí hãy phân tích ý kiến trên. Câu 2. ( 5 điểm ) Anh (chị) hãy phân tích bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để làm sáng tỏ tính giai cấp, tính dân tộc, tính dân chủ và nhân đạo của nhà nước ta ? (Học viên được sử dụng tài liệu trong quá trình làm bài) Câu 8: Đồng chí hãy chứng minh rằng: Nhóm phương pháp hành chính là phương pháp quản lí cơ bản và đặc trưng nhất của quản lí nhà nước.
  2. Để vận dụng có hiệu quả phương pháp này người cán bộ quản lí cần phải làm gì ? Liên hệ đến việc vận dụng phương pháp này ở trường đồng chí. (5đ) Câu :Anh ( chị) hãy nêu những yêu cầu cơ bản của pháp chế XHCN ? Liên hệ việc thực hiện pháp luật ở đơn vị mình công tác. (5đ). Câu 6 : Hãy nêu bản chất, vai trò, chức năng của pháp luật XHCN ? Liên hệ việc thực hiện pháp luật ở trường và địa phương đồng chí công tác. (5đ ) Câu 7: Đồng chí hãy phân tích bản chất của pháp luật và mối quan hệ giữa pháp luật và pháp chế. Liên hệ đến công tác tăng cường pháp chế trong quản lí giáo dục ở nhà trường đồng chí ? (5đ) Câu 10: Bằng lí luận và thực tiễn quản lí nhà trường đồng chí hãy phân tích các yếu tố tâm lí và mối quan hệ giữa chúng của nhân cách quản lí ? Câu 11: Anh (chị) hãy phân tích bản chất cơ bản của nhà nước cộng hòa XHCNVN để làm sáng tỏ tính giai cấp, tính dân tộc, tính dân chủ và nhân đạo của nhà nước ta ? (5đ) Câu 12: Phân tích các chức năng tổng quát của văn bản QLHCNN và liên hệ việc thực hiện xây dựng văn bản ở trường đồng chí ? Câu 13: Bằng lí luận và thực tiễn quản lí nhà trường, đồng chí hãy phân tích yếu tố tâm lí “ phong cách quản lí” của nhân cách người quản lí ? (5đ) Câu: Anh chị hãy phân tích làm rõ bản chất của bầu không khí tập thể. Liên hẹ đến việc xây dựng bầu không khí tập thể ở trường mình Câu hỏi Hội thảo chuyên đề: đại cương quản lý HCNN Đồng chí hãy phân tích các nguyên tắc quản lý hành chính Nhà nước và thực trạng nền hành chính ở nước ta hiện nay.
  3. Liên hệ với việc đảm bảo các nguyên tắc trên trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan HCNN ở địa phương đồng chí? Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ được thể hiện trong công tác quản lý ở cơ sở đồng chí như thế nào?
  4. đề thi học phần II (chuyên đề: đại cương quản lý HCNN) Câu 1(5 điểm): Đồng chí hãy phân tích các nguyên tắc quản lý hành chính Nhà nước và trình bày chủ trương cải cách HCNN của Đảng theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương V- Khoá X. Đáp án- hướng dẫn chấm 1. Phân tích các nguyên tắc quản lý HCNN (3 điểm) *. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo . Là điều kiện tiên quyết cho mọi thắng lợi, là nguyên tắc của mọi nguyên tắc. Nguyên tắc đó đuợc thể hiện ở những điểm sau : * Đảng lãnh đạo bằng Nghị quyết của các cơ quan Đảng các cấp. Đảng đề ra đường lối, chủ trương, nhiệm vụ cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Các cơ quan HCNN thì cụ thể hóa các đường lối, chiến lược của Đảng thành kế hoạch, chương trình hành động và triển khai thực hiện trong thực tế đời sống. * Đảng lãnh đạo thông qua công tác cán bộ; giới thiệu đội ngũ Đảng viên có đủ phẩm chất, năng lực đảm nhận các chức vụ quan trọng trong bộ máy QLHCNN. Nhưng cần có sự phân định rạch ròi: Đảng lãnh đạo nhà nước nhng không bao biện, làm thay nhà nước để tránh sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữa Đảng và Nhà nước, tránh sự chồng chéo công việc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ. * Nguyên tắc nhân dân tham gia quản lý Nhà nước Sự tham gia của nhân dân (cá nhân hoặc tập thể) vào quyền lực chính trị là một trong những đặc trưng của chế độ dân chủ. Do đó phải xây dựng một cơ chế bảo đảm thu hút đông đảo nhân dân tham gia QLHCNN. Nhân dân có quyền tham gia QLHCNN một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Quyền tham gia gián tiếp thể hiện ở chỗ nhân dân được tham gia phúc quyết những vấn đề lớn của đất nước và được đóng góp ý kiến xây dựng luật, kể cả hiến pháp. Quyền tham gia gián tiếp thể hiện ở chỗ nhân dân bầu ra Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các cơ quan này lại bầu ra các cơ quan quản lý nhà nước (Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp); Đồng thời nhân dân còn tham gia quản lý hành chính nhà nước một cách gián tiếp thông qua tổ chức chính trị, xã hội . Để thực hiện được nguyên tắc này phải thực hiện đúng phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" và thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ ở cơ sở. * Nguyên tắc tập trung dân chủ. - Tập trung dân chủ là nguyên tắc quan trọng nhất chỉ đạo mọi tổ chức hoạt động, sinh hoạt nội bộ và phong cách làm việc của các cơ quan nhà nước. - Tập trung dân chủ là : Nhà nước phải giữ quyền thống nhất quản lý những vấn đề cơ bản ở cấp trung ương, đồng thời phải giao quyền hạn và trách nhiệm giải
  5. quyết cho các địa phương, các ngành, tức là thực hiện phân cấp quản lý cho các cấp, các ngành. Trong tổ chức và hoạt động QLHCNN, hai mặt tập trung và dân chủ là một thể thống nhất không đối lập, hạn chế nhau. * Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ. Đây là nguyên tắc chung cho quản lý nhà nớc đối với mọi lĩnh vực. - Quản lý ngành : Là sự chỉ đạo chuyên môn theo ngành dọc từ Bộ -> Sở -> Phòng -> Đơn vị. - Quản lý theo lãnh thổ là quản lý theo cấp hành chính. Quản lý ngành có chức năng, nhiệm vụ riêng, nhưng nó lại diễn ra trên một địa bàn với điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể nên phải xây dựng cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa quản lý ngành với quản lý theo lãnh thổ. 2. Chủ trương cải cách HCNN theo tinh thần của Nghị quyết TW V- Khoá 10 * Nêu một cách khái quát thực trạng nền hành chính nước ta hiện nay (1 điểm) * Chủ trương cải cách HCNN: (5 mục tiêu; 10 giải pháp) ( 1 điểm) + Mục tiêu: - Đẩy mạnh CCHC nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN. - Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch vững mạnh, từng bước hiện đại. - Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực. - Xây dựng hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trờng định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế. - Cải cách hành chính đáp ứng tốt với yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước. + Chủ trương và giải pháp: - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác CCHC. - Thực hiện đồng bộ CCHC, cải cách lập pháp, cải cách tư pháp. - Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế KTTT định hướng XHCN - Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. - Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước. - Tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức. - Cải cách tài chính công. - Hiện đại hoá nền hành chính. - Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các cơ quan HCNN với nhân dân - Nâng cao ý thức trách nhiệm của CB đảng viên đối với công tác cải cách HCNN.
  6. đề thi học phần II (chuyên đề: đại cương quản lý HCNN) Câu 1(5 điểm): Đồng chí hãy phân tích các nguyên tắc quản lý hành chính Nhà nước và trình bày chủ trương cải cách HCNN của Đảng theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương V- Khoá X.