Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường TH Nguyễn Văn Cừ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường TH Nguyễn Văn Cừ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_quan_ly_giao_duc_dao_duc_hoc.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh ở trường TH Nguyễn Văn Cừ
- BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TH NGUYỄN VĂN CỪ I/ĐẶT VẤN ĐỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI Đạo đức là một nhân tố quan trọng của nhân cách và được xem là khái niệm luân thường đạo lý của của con người, nó thuộc về vấn đề đánh giá tốt/xấu, đúng/sai, lành/ác, hiền/dữ, v.v. trong phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt mà đôi lúc còn được gọi là giá trị đạo đức. Đạo đức gắn liền với văn hóa, chủ nghĩa nhân văn, triết học và luật pháp của một xã hội. Hay nói một cách dễ hiểu, đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm hồn con người, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói, hành vi bên ngoài phù hợp với những quy tắc xử sự của cộng đồng, xã hội khiến cho mọi người chung quanh được an vui, lợi ích và chuyển hóa. Có thể nói đạo đức là cái tốt, cái đúng ở bên trong con người được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, hành vi. Đạo đức là gốc bên trong được chuyển hóa thành lời nói và hành vi tốt đẹp bên ngoài. Tức là con người phải có nhận thức đúng, tốt về sự vật hiện tượng và từ đó có lời nói, hành vi tốt đẹp, đúng đắn với sự vật hiện tượng. Để có được nhận thức đúng cần phải có Đạo đức con người không phải có sẵn mà phải được giáo dục như Bác Hồ đã nói: "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên". Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng phải được thực hiện ngay từ lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học. Trong nhiều năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Với công cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục. 1
- Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trị nhân văn tác động đến đại đa số thanh thiếu niên, nhi đồng như: có lối sống thực dụng,ỉ lại, bắt chước thiếu ước mơ và hoài bão,; những tiêu cực trong thi cử, bằng cấp, chạy theo thành tích. Thêm vào đó, sự du nhập văn hoá phẩm đồi truỵ thông qua các phương tiện như phim ảnh, games, mạng Internet làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh, nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này. 2
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thực trạng giáo dục đạo đức hiện nay: Việc quan tâm bồi dưỡng và rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học chưa thất sự được chú trọng nhiều còn dưới dạng hô hào thì động chưa thường xuyên liên tục,thời gian gần đây hiện tượng vi phạm đạo đức của học sinh trong các nhà trường làm cho xã hội đáng lo ngại cụ thể như: học sinh mê game bạo lực, sử dụng văn hoá phẩm độc hại, đánh nhau, có thái độ, tư tưởng lệch lạc, rủ rê bạn bè chơi bời, lười học nên việc quan tâm ,chu đáo rèn đạo đức hay rèn kỹ năng sống gần gũi, thân ái mọi lúc mọi nơi để hình thành niềm tin, ký năng sống hàng ngày cho học sinh tiẻu học là nhu cầu cấp bách hiện nay. Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”. nên trường TH Nguyễn Văn Cừ cũng không đứng ngoài thực trạng đó. Trong những năm qua, nhiều gia đình, cha mẹ mải làm ăn, lo kiếm tiền, không chăm lo đến sự học hành, đời sống của con trẻ. Hàng loạt các hàng quán mọc lên với với đủ loại các trò chơi từ đánh xèng, bi A, games, chát để dụ dỗ lấy của tiền học sinh. Một Số học sinh khác gia đình có hoàn cảnh éo le bố mẹ bỏ nhau, đánh cãi chửi nhau,bỏ mặc con cái, để cho ông bà già yếu nuôi phần nào ảnh hưởng rất lớn đến phong cách sống, khả năng giao tiếp của học sinh tiểu học. Xuất phát từ những lý do khách quan, chủ quan như đã phân tích, là người làm công tác quản lý một trường TH, tôi mạnh dạn chọn một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường TH Nguyễn Văn Cừ. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU - Đề tài được tiến hành nghiên cứu ở trường TH Nguyễn Văn Cừ -Đông Triều- Quảng Ninh.- Người cộng tác nghiên cứu: Cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên các bộ môn, phụ huynh và học sinh trường TH Nguyễn Văn Cừ. 3
- Công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường TH được áp dụng với đối tượng học sinh trường TH Nguyễn Văn Cừ -Đông Triều- Quảng Ninh. Việc quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường TH Nguyễn Văn Cừ - Đông Triều- Quảng Ninh được áp dụng trong nhiều năm. 1/ CƠ SỞ LÝ LUẬN Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề Ở phương Tây, nhà triết học Socrat (470-399-TCN) đã cho rằng đạo đức và sự hiểu biết quy định lẫn nhau. Có được đạo đức là nhờ ở sự hiểu biết, do vậy chỉ sau khi có hiểu biết mới trở thành có đạo đức. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng”. Người coi trọng mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức trong các nhà trường như: “Đoàn kết tốt”, “Kỷ luật tốt”, “Khiêm tốn, thật thà dũng cảm”, “Con người cần có bốn đức: cần - kiệm - liêm - chính, mà nếu thiếu một đức thì không thành người”. Kế thừa tư tưởng của Người, có rất nhiều tác giả nước ta đã nghiên cứu về vấn đề này như: Phạm Minh Hạc, Hà Thế Ngữ, Nguyễn Đức Minh, Phạm Hoàng Gia và nhiều tác giả khác. Một số khái niệm lên quan đến vấn đề nghiên cứu Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất. Gồm 4 chức năng cơ bản: Dự báo và lập kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch; lãnh đạo/chỉ đạo thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đánh giá. 4
- Gồm các nguyên tắc sau: Nguyên tắc mục tiêu; thu hút sự tham gia của tập thể; kết hợp hài hoà giữa các lợi ích; tiết kiệm và hiệu quả cao; thích ứng linh hoạt; khoa học hợp lý; phối hợp hoạt động các bên có liên quan. 2/CƠ SỞ THỰC TIỄN: Đạo đức là một hệ thống những quy tắc, những chuẩn mực mà qua đó con người tự nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình vì hạnh phúc của cá nhân, lợi ích của tập thể và cộng đồng. *) Mục tiêu giáo dục đạo đức Chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức nhân cách cho học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật, của nhà trường. Làm cho học sinh thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ kính yêu, chủ trương, chính sách của Đảng, sống và làm việc theo pháp luật, sống có kỷ cương, nền nếp, có văn hóa trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội và giữa con người với nhau. *) Giáo dục đạo đức cho học sinh TH - Mục đích: Giúp học sinh nhận thức được các chuẩn mực đạo đức của xã hội, rèn luyện kỹ năng, hành vi theo các chuẩn mực đó và hình thành thái độ, ý thức trong học sinh về đạo đức.Lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu hoà bình, có tinh thần cộng đồng và quốc tế, có tinh thần học tập sáng tạo linh hoạt, có thái độ xây dựng và bảo vệ môi trường - Phương pháp: Phương pháp tác động vào nhận thức tình cảm: đàm thoại, tranh luận, kể chuyện, giảng giải, khuyên răn; phương pháp tổ chức hoạt động thực tiễn: giao việc, rèn luyện, tập thói quen ; phương pháp kích thích tình cảm và hành vi: thi đua, nêu gương, khen thưởng, trách phạt 5
- *) Quản lý giáo dục đạo đức qua xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức Phân tích thực trạng giáo dục đạo đức trong năm học của trường, địa phương; xác định điều kiện giáo dục như cơ sở vật chất, tài chính, quỹ thời gian, sự phối hợp với lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức Giải thích mục tiêu, yêu cầu, của kế hoạch giáo dục đạo đức; thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch; sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, kinh tế; định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện, thời gian bắt đầu, thời hạn kết thúc. *) Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức Là người chỉ đạo cho các bộ phận trong nhà trường thực hiện những nhiệm vụ để bảo đảm việc giáo dục đạo đức diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả. *) Kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức Kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp, hoặc gián tiếp để giúp học sinh hiểu rõ hơn về những hoạt động của mình, khẳng định được mình, từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của xã hội. *) Những đặc điểm cụ thể về rèn luyện đạo đức của học sinh ở trường TH. Có sự gắn kết chặt chẽ với quá trình dạy học trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ; có định hướng thống nhất các yêu cầu, mục đích giáo dục giữa các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường; tính lâu dài của quá trình hình thành, phát triển nhân cách và các phẩm chất đạo đức của học sinh *) Những tác động cơ bản tới việc rèn luyện đạo đức của HS ở trường TH. Về tâm sinh lý học sinh 6
- Là giai đoạn các em đang hình thành và phát triển về thể chất, tinh thần và tình cảm, dễ thụ động, dễ bắt chước, nói làm theo ý thích từ đó mà hình thành lên các thói quen tự do. Nếu không được giáo dục dễ bị sai lệch. Về phía gia đình Nhiều cha mẹ do nhận thức lệch lạc, không có tri thức về giáo dục con cái; sự quan tâm, nuông chiều thái quá trong việc nuôi dạy; sử dụng quyền uy của cha mẹ một cách cực đoan; tấm gương phản diện của cha mẹ, người thân; có các hoàn cảnh éo le hoặc hay bị sử dụng bằng vũ lực đã tác động không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Về phía nhà trường Một số CBQL, giáo viên và bạn bè thường có những định kiến, thiếu thiện cảm; sử dụng các biện pháp hành chính thái quá; sự lạm dụng quyền lực của các thầy cô giáo, nhà quản lý; sự thiếu gương mẫu trong mô phạm giáo dục; việc đánh giá kết quả, khen thưởng, kỷ luật thiếu khách quan và không công bằng; sự phối hợp không đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục đều có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: II.1 TỔNG QUAN: Qua việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường TH Nguyễn Văn Cừ, đề xuất những biện pháp quản lý giáo dục đạo đức là một đề tài hết sức cần thiết và quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh của nhà trường. Trong nội dung nghiên cứu này tôi xin đề cập đến những vấn đề đã và đang tiếp tục được áp dụng có hiệu quả: 7