Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng soạn giảng trong nhà trường Tiểu học

doc 25 trang sangkien 01/09/2022 6160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng soạn giảng trong nhà trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_soan_gia.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng soạn giảng trong nhà trường Tiểu học

  1. SKKN: Biện pháp nâng cao chất lượng soạn giảng trong nhà trường tiểu học_ T Q Hiếu_ TH Đông Yên PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN QUỐC OAI TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG YÊN  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SOẠN GIẢNG TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC LĨNH VỰC: QUẢN LÝ TÁC GI Ả: TÔ QUANG HIẾU CHỨC VỤ: PHÓ HIỆU TRƯỞNG NĂM HỌC: 2011-2012 1
  2. SKKN: Biện pháp nâng cao chất lượng soạn giảng trong nhà trường tiểu học_ T Q Hiếu_ TH Đông Yên CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên: Tô Quang Hiếu Ngày tháng năm sinh: 09 – 02 – 1974. Chức vụ: Phó hiệu trưởng. Đơn vị công tác: Trường tiểu học Đông Yên. Trình độ: Đại học sư phạm. Chuyên ngành: Gíáo dục chính trị. Khen thưởng: CSTĐ cấp huyện. 2
  3. SKKN: Biện pháp nâng cao chất lượng soạn giảng trong nhà trường tiểu học_ T Q Hiếu_ TH Đông Yên A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở khoa học: Để nâng cao chất lượng dạy học thì trước hết phải nâng cao được chất lượng giờ dạy - Để nâng cao được chất lượng giờ dạy thì phải nâng cao được chất lượng soạn giảng. Đúng vậy, Thiết kế nội dung bài giảng (Soạn giáo án) và cách thức dạy học là một khâu đột phá quan trọng để đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Để việc dạy học có hiệu quả, người giáo viên bao giờ cũng dành một thời gian thích đáng để thiết kế bài. Khi thiết kế bài soạn muốn đạt kết quả giờ dạy tốt cần có sự đầu tư trí tuệ, huy động kiến thức kỹ năng sư phạm, trên cơ sở định hướng tích cực cơ bản của tài liệu hướng dẫn soạn giảng. Trong quá trình thiết kế bài học cần chú trọng đến nhiều khía cạnh tác động đến quá trình dạy học như: Đặc điểm lứa tuổi học sinh, nhu cầu, hứng thú, các phương tiện kỹ thuật đồ dùng trực quan, cơ sở vật chất trường lớp Từ đó có định hướng rõ rệt để xác định những tiêu chí cụ thể cần đạt cũng như cách thức (sự lựa chọn phương pháp phù hợp) để đạt được mục tiêu bài dạy. Kết quả một giờ dạy không những phụ thuộc khá nhiều vào sự chuẩn bị bài dạy mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác nhau cũng như yếu tố chủ quan không thể tránh khỏi. Đó chính là phụ thuộc vào năng lực sư phạm, sự tự tin, tính sáng tạo trong sử lý các tình huống sư phạm 2. Cơ sở thực tiễn: Trong một vài năm trở lại đây xu hướng đổi mới công tác soạn giảng ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách cần được mỗi thầy cô để tâm trí cao độ hơn nữa vào đầu tư cho công tác soạn giảng - thiết kế giáo án phục vụ cho giảng dạy nâng 3
  4. SKKN: Biện pháp nâng cao chất lượng soạn giảng trong nhà trường tiểu học_ T Q Hiếu_ TH Đông Yên cao hiệu quả phát huy tích tích cực và có tinh giáo dục toàn diện cao cho học sinh. Một trở ngại không nhỏ cản trở quá trình đổi mới việc soạn giáo án và thực thi giờ dạy trên lớp chính là do thói quen ngại đổi mới của một bộ phận không nhỏ giáo viên. Thực tế cho thấy nhiều giáo viên muốn giữ nề nếp soạn giáo án theo cách truyền thống mà ở đó giáo án chỉ là sự ghi chép lại nội dung đã có ở sách giáo khoa mà không đưa ra các phương pháp dạy học thích ứng với từng giai đoạn học tập của học sinh. Hơn nữa tình trạng một số giáo viên sử dụng giáo án điện tử chỉ coppy bài soạn trên mạng và chỉnh sửa qua loa - đại khái ít đầu tư trí tuệ hoặc xem giáo án như sản phẩm đối phó mà không có sự quan tâm đến chất lượng hiệu quả của giờ dạy - để rồi mỗi khi lên lớp họ dạy theo kỹ năng tự nhiên của bản thân chưa có sự đầu tư chuẩn bị chu đáo điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giờ dạy và chất lượng học sinh. Sự lựa chọn phương pháp giảng dạy cũng gặp nhiều khó khăn do thói quen dễ dãi trong soạn giảng, trình độ giáo viên còn nhiều bất cập. Hiện tượng thầy giảng trò nghe, trò chép vẫn là hiện tượng phổ biến, hiện tượng tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực của học sinh như: tổ chức hoạt động nhóm, tổ chức các trò chơi học tập, chỉ mang tính hình thức ít hiệu quả và không thường xuyên, Từ đó chất lượng giờ giảng cho hiệu quả không cao, không phát huy mạnh được hứng thú cũng như óc sáng tạo, tích cực hoạt động của trò. Trên cơ sở như vậy đã đặt ra nhiệm vụ tìm ra những giải pháp nào để nâng cao chất lượng Thiết kế kế hoạch bài dạy là vấn đề cấp bách cần giải quyết, giúp cho anh chị em giáo viên ở trường Tiểu học đổi mới tư duy vào việc làm trong công tác soạn giảng của mình đem lại hiệu quả thiết thực phù hợp với trình độ nhận thức của tập thể giáo viên trong đơn vị nhằm từng bước nâng cao hiệu quả giáo dục Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng soạn giảng ở trường tiểu học” để nghiên cứu, áp dụng vào công tác quản lý của 4
  5. SKKN: Biện pháp nâng cao chất lượng soạn giảng trong nhà trường tiểu học_ T Q Hiếu_ TH Đông Yên đơn vị, mong góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục trong nhà trường tiểu học. II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: * Nhằm nắm bắt thực trạng chất lượng soạn giảng của giáo viên, đồng thời tìm ra những biện pháp tích cực tác động có hiệu quả để quản lý tốt hoạt động dạy – học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường . * Thông qua việc nghiên cứu các văn bản nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ - Sở và Phòng Giáo dục - Đào tạo về công tác chuyên môn. Đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến việc nâng cao chất lượng dạy học. Sử dụng các phương pháp trực tiếp khác như: Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra phỏng vấn - Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm - Phương pháp toán thống kê. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Các biện pháp quản lý của cán bộ quản lý nhằm nâng cao chất lượng soạn giảng tập trung nghiên cứu trọng tâm vào việc thiết kế bài soạn đem lại chất lượng hiệu quả của giáo viên trong trường tiểu học . IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: - Cơ sở của vấn đề nghiên cứu: Những yêu cầu về chất lượng bài soạn giảng và nâng cao ý thức tập trung đầu tư trí tuệ cho việc thiết kế bài soạn của giáo viên ở nhà trường tiểu học. - Thực trạng về hoạt động dạy học - quản lý chỉ đạo soạn giảng ở trường Tiểu học Đông Yên - Đề xuất các biện pháp để làm thay đổi thực trạng và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. V. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng soạn giảng từ đó thúc đẩy tinh thần trách nhiệm cho giáo viên để đem lại chất lượng hiệu quả dạy - học ở 5
  6. SKKN: Biện pháp nâng cao chất lượng soạn giảng trong nhà trường tiểu học_ T Q Hiếu_ TH Đông Yên trường Tiểu học Đông Yên. VI . CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Thực hiện đề tài này nhằm giải quyết ba vấn đề sau : + Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động dạy và học của trường Tiểu học . + Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy và học đề cao công tác soạn giảng của giáo viên ở trường Tiểu học. + Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học Đông Yên- Quốc Oai. B. NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG: 1, Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của xã Đông Yên: * Xã Đông Yên – Huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây của huyện Quốc Oai cách thị trấn 10 km. Xã có vị trí giáp ranh như sau: - Phía Bắc giáp xã Hoà Thạch. - Phía Đông giáp xã Cấn Hữu. - Phía Nam giáp xã Đông sơn – Huyện Chương Mỹ. - Phía Tây giáp xã Hoà Sơn- Lương Sơn – Hoà Bình. Toàn xã có 1.920 hộ với 10.892 nhân khẩu (số liệu thống kê xã năm 2011) . Là xã thuần nông chuyên canh cây lúa nước và trồng cây ngắn ngày ít hiệu quả do đặc điểm địa hình đồi núi phức tạp nên kinh tế phát triển không nhanh. Tình hình xã hội có nhiều khó khăn phức tạp. * Hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn xã có: 6
  7. SKKN: Biện pháp nâng cao chất lượng soạn giảng trong nhà trường tiểu học_ T Q Hiếu_ TH Đông Yên - 1 trường Mầm non. - 1 trường Tiểu học. - 1 trường Trung học cơ sở Đảng uỷ – Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân xã quan tâm đến sự nghiệp giáo dục; cha mẹ học sinh đã có xu hướng đầu tư tích cực - quan tâm đến việc học tập của con mình; trên địa bàn xã không có học sinh ở lứa tuổi tiểu học không đến trường. 2, Khái quát về tình hình trường Tiểu học: *. Tổ chức quản lý. Trường Tiểu học có: 1 HT; 2 Phó HT. Nhà trường có Chi bộ Đảng riêng, có tổ chức Chi đoàn, Công đoàn, tổ chức Đội, 5 tổ chuyên môn; Hội đồng, Hội đồng thi đua, khen thưởng, kỷ luật, Thiết bị, Thư viện, Y tế học đường, Hoạt động của các tổ chức và Hội đồng nhà trường theo đúng luật giáo dục và điều lệ trường Tiểu học. *. Đội ngũ giáo viên: Trường TH Đông Yên có: Tổng số CBGVNV: 69 đ/c. (Trong đó 1 hợp đồng trường). 100% GV có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Đa số GV trẻ, năng động nhiệt tình, chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước. Đa số GV chấp hành tốt quy chế chuyên môn đoàn thể. Có lối sống lành mạnh, chuyên tâm với nghề nghiệp, yêu mến HS. * Thi đua CBGVNV: 7
  8. SKKN: Biện pháp nâng cao chất lượng soạn giảng trong nhà trường tiểu học_ T Q Hiếu_ TH Đông Yên Trong những năm gần đây, kết quả thi đua cũng ngày một nâng cao như: + Năm 2010, có 1 đ/c đạt giải nhì GVDG cấp thành phố; có 8 đ/c CSTĐ cấp cơ sở. + Năm 2011 này, đã có 11 đ/c GV đạt kết quả qua thẩm định và có 14 SKKN đã xếp loại A gửi về phòng GD&ĐT, từ đó đề nghị xét 14 đ/c đạt CSTĐ cấp huyện trong đó có 3 đ/c GV đạt CSTĐ cơ sở. (trong đó có SKKN: 1SKKN đạt giải 3 thành phố, còn lại đều đạt loại B và C cấp huyện). + Năm học 2011/2012, đã có 1 đ/c đạt giải KK – GVDG cấp thành phố, trình xét duyệt CSTĐ 06 đ/c. * Chất lượng giáo dục học sinh: Trường Tiểu học những năm học gần đây có chất lượng như sau : + Kết quả hai mặt giáo dục: Xếp loại Xếp loại học lực hạnh kiểm Tổng Đ Giỏi Khá Trung bình Yếu STT Năm học học sinh Số Số Số Số Số % % % % % lượng lượng lượng lượng lượng 1 2009-2010 743 743 100 245 32,9 260 34,8 238 31,4 5 0,7 2 2010-2011 757 757 100 250 33,1 290 38,3 217 28,6 0 0 3 2011-2012 791 791 100 262 33,1 323 40.8 206 26.1 0 0 + Chất lượng mũi nhọn: Năm 2009-2010 có 12 HSG cấp huyện. 8
  9. SKKN: Biện pháp nâng cao chất lượng soạn giảng trong nhà trường tiểu học_ T Q Hiếu_ TH Đông Yên Năm 2010-2011 có 21 em HSG cấp huyện, 3 HS đạt chữ đẹp cấp huyện. Năm 2011-2012 có 6 em đạt chữ đẹp cấp huyện được dự thi cấp thành phố, 1HS giỏi đạt trong kỳ thi khảo sát HSG khối 5 cấp PGD và 262 em HSG cấp trường. + Chất lượng hoạt động đoàn thể: Trong nhiều năm học gần đây, nhà trường chú trọng đẩy mạnh mọi hoạt động và đã có hiệu quả cao: Công đoàn, Đoàn TN, Đội thiếu niên, Y tế học đường, Thiết bị, thư viện; đẩy mạnh các phong trào TDTT văn hoá văn nghệ. Năm học 2011-2012, đã đạt được: Công nhận thư viện chuẩn cấp huyện và được Thành phố tiếp tục thẩm định công nhận. Nhiều thành tích về TDTT các cấp trong đó cấp Thành phố có 2 tham gia 1em đạt Huy chương đồng Caratedo, 1 em nhất điền kinh chạy 60m nữ cấp huyện, 1 em giải nhì ném bóng xa (nam), 1 em bật xa nữ giải 3; 1 em giải 3 nam chạy xa 60m, 1 em giải nhì cờ vua nữ cấp huyện. Giải nhất cầu lông đôi năm HS cấp cụm và nhiều giải khác ở cấp cụm. Tham dự Hội thi đồ dùng tự làm giáo viên trường cũng có giải và được phòng GD&ĐT tuyển 2 đồ dùng tự làm lớp 3 và lớp 5 tham dự Hội thi đồ dùng cấp thành phố Hà Nội ngày 17 và 18 tháng 5 năm 2012. 3. Thực trạng về công tác soạn giảng của giáo viên: a) Thực trạng thiết kế kế hoạch bài giảng (soạn bài): Trong năm học 2011 – 2012, qua kiểm tra kế hoạch bài học hàng tuần và nhiều lần kiểm tra đột xuất cũng như tổng kiểm tra hồ sơ bốn lần trong năm học, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt ở các nhóm giáo viên khác nhau. Đối với giáo viên tuổi cao hoặc hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn thì sự đầu tư cho soạn bài rất hạn chế. Việc lập kế hoạch bài học chỉ như là chép lại sách giáo viên mà không có sự đầu tư nào khác, không chú ý đến đối tượng học sinh cũng như cơ sở 9