Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học về môn Mĩ thuật với loại bài "Vẽ trang trí"

doc 8 trang sangkien 05/09/2022 4520
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học về môn Mĩ thuật với loại bài "Vẽ trang trí"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học về môn Mĩ thuật với loại bài "Vẽ trang trí"

  1. A- Đặt vấn đề: I- Mở đầu: Chúng ta đang sống trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, cùng với sự phát triển rực rỡ với nhiều thành tựu to lớn của nền khoa học tự nhiên - xã hội. Đưa con người đến với những cái nhìn mới, cảm nhận mĩ quan mới về thế giới xung quanh. Con người nâng dần con mắt thẩm mĩ, óc sáng tạo để có thể mô tả được thiên nhiên, đất nước và cuộc sống con người bằng cái nhìn sâu sắc về thế giới đầy cái đẹp mà mình đang sống. Vì vậy ngay từ ban đầu con người được học cái chữ thì cũng được học mĩ thuật để cảm nhận được vẻ đẹp nghệ thuật. Bởi vậy môn Mĩ thuật đã và đang được quan tâm và được đề cao sự phát triển, tầm quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển tư duy trí tuệ cho trẻ, đồng thời đáp ứng được nhu cầu nhận thức và nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao của con người. Dạy Mĩ thuật cho các em không nhằm đào tạo tất cả các em trở thành họa sĩ mà thông qua môn học này các em được khêu gợi và phát huy khiếu thẩm mĩ vốn có của các em. Các em có thể vẽ, nặn, xé, dán giúp các em luôn hướng tới cái đẹp, không những đẹp ở hình thức mà đẹp ngay trong tâm hồn ngây thơ của trẻ. Cho nên đòi hỏi những người giáo viên đặc biệt là giáo viên chuyên trách môn này cần phải nâng cao chất lượng nghệ thuật nói chung và dạy mĩ thuật nói riêng để góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng học sinh, giúp học sinh có cơ sở nền tảng kiến thức về mọi mặt, đưa các em lên được tiếp nhận được chương trình học của cấp học cao hơn nữa, trở thành những người lao động mới. II- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1- Nội dung: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học về môn Mĩ thuật với loại bài "Vẽ trang trí". 2- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4 trường Tiểu học Hải Thanh B. 1
  2. B- Giải quyết vấn đề: Nhận thức được vị trí quan trọng của phân môn Mĩ thuật trong chương trình học mới hiện nay và việc giảng dạy của giáo viên Tiểu học trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Tôi luôn xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của mình để giảng dạy, dạy có chất lượng cao. Bởi vậy ngoài kiến thức kỹ năng, phương pháp dạy cơ bản, tôi đã tìm tòi, học hỏi thêm ở đồng nghiệp, ở tài liệu để nâng cao năng lực giảng dạy cho mình. Bên cạnh đó tôi tìm hiểu đến đối tượng học sinh trong lớp và đã tìm ra nguyên nhân, giải pháp để giải quyết những khó khăn còn vướng mắc trong dạy học về loại bài "Vẽ trang trí". Giúp tôi có hướng giảng dạy phân môn của mình được tốt hơn. I- Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 1- Thực trạng: Những năm trước đây trường chúng tôi chưa có giáo viên chuyên trách dạy Mĩ thuật, giáo viên chủ nhiệm kiêm dạy tất cả các môn, nên việc chuyên sâu về dạy một môn là khó khăn, nhất là môn mang tính nghệ thuật. Bên cạnh đó điều kiện học sinh tiếp cận với nghệ thuật còn hạn chế. Hai năm lại đây tôi mới được phân dạy môn này những học sinh mới chỉ tập làm quen nên việc chú tâm vào học môn này và lại là lớp thay sách năm trước bởi thế học sinh rất bỡ ngỡ về nhiều mặt. 2- Kết quả, hiệu quả thực trạng trên: Từ những thực trạng trên, ngay từ đầu năm tôi đã lấy lớp 4A làm đối tượng nghiên cứu của tôi. Nên tiết đầu tiên bài 1: Vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu. Khi giáo viên dạy học sinh không chú tâm nhiều vào học môn này, các em chỉ tiếp thu một cách lơ mơ, học không sáng tạo, không biết pha màu sao cho phù hợp và hợp lý. Sáng bài 4: Vẽ trang trí: "Chép họa tiết trang trí dân tộc". - Học sinh vẽ rập khuôn theo cô hoặc theo sách giáo khoa, không sắp xếp bố cục, họa tiết hợp lý, màu sắc dùng theo ý thích tô lung tung không theo nguyên 2
  3. tắc nào. Dẫn đến kết quả bài vẽ chưa cao cụ thể thi khảo sát chất lượng bài vẽ ở Tuần 4 - Bài 4: Vẽ trang trí "Chép họa tiết trang trí dân tộc". Kết quả khảo sát: Mẫu 1 Bài hoàn thành Bài chưa hoàn Bài hoàn thành (đối chứng) tốt thành Số học sinh SL % SL % SL % 31 3 9,7 16 51,6 12 38,7 Kết quả đạt được ở trên thực sự chưa đáp ứng được mục tiêu bài dạy, tôi đã tìm hiểu và rút ra nguyên nhân. II- Nguyên nhân: * Đối với học sinh: Những năm về trước thời gian giành cho môn học này còn hạn chế do: - Không chú tâm đến môn học snày xem nó là môn phụ. - Đồ dùng học tập của học sinh chưa đủ. - Đôi khi chỉ vẽ nhưng lại không tô màu dẫn đến bài vẽ chưa được hoàn thành như mục tiêu bài học. Phần nhiều học sinh chưa có sự sáng tạo, chưa tưởng tượng chỉ nhìn mầu vẽ theo một cách rập khuôn nhưng sơ sài và đơn điệu. * Đối với giáo viên: Những năm về trước chưa sử dụng biện pháp giảng dạy triệt để, còn coi nhẹ môn này, nên sự chuẩn bị đồ dùng cho một bài dạy. Ví dụ như: Bài vẽ mẫu của giáo viên, bài vẽ đẹp của học sinh năm trước một số tranh, hạ tiết sưu tầm chưa có đầy đủ không đáp ứng được nhu cầu quan sát của học sinh. Hơn nữa, phần gợi ý để gợi mở ý tưởng, trí tưởng tượng, óc sáng tạo chưa cao chưa dẫn dắt các em cảm nhận hết vẻ đẹp về họa tiết, màu sắc và bố cục của một bài vẽ. Nên chất lượng chuyển tải cho học sinh chưa đạt kết quả cao. 3
  4. III/- Giải pháp: Từ nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng học môn Mỹ thuật nói chung và vẽ tranh trang trí nói riêng chưa đạt kết quả cao như đã nêu trên. Đi sâu vào vấn đề này, nhằm có một giải pháp cụ thể để giúp học sinh quan sát và vẽ bài được tốt hơn, bài vẽ chất lượng cao hơn. Nên tôi thấy: 1- Đối với học sinh: Phải yêu thích môn học, học sinh phải có đủ đồ dùng phục vụ cho môn Mỹ thuật như vỡ vẽ, bút chì, màu các loại giúp các em chủ dộng trong khi vẽ bài. Học sinh phải biết cách quan sát và tìm ra cái đẹp của hình ảnh trong bài vẽ như: Màu sắc, hoạ tiết, bố cục Biết liên hệ thực tế, phải có trí nhớ, trí tưởng tưởng và óc sáng tạo, đặc biệt là phải biết tự chọn ý tưởng cho mình thì có thể vẽ được bức tranh đẹp đúng với nội dung của bài vẽ và vẽ một cách sáng tạo. Nắm được các bước vẽ như: Vẽ họa tiết chính trước, họa tiết phụ sau, bố cục hình vẽ cân đối phù hợp với khổ giấy, biết sắp xếp họa tiết hợp với hình vẽ và biết tô màu sao cho mảng chính trong tranh được nổi bật, màu sắc hài hòa. 2- Đối với giáo viên: a) Khi hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét, giáo viên cần phải biết khai thác hết cho học sinh biết nội dung bài vẽ, họa tiết nào đưa làm mảng chính, họa tiết nào đưa vào làm mảng phụ. Màu sắc là màu làm cho nổi bật mảng chính trong bài, các mảng phụ, hình ảnh phụ được vẽ, được tô màu như thế nào? Màu sắc, bố cục toàn bộ bức tranh ra sao? Để hiểu được điều đó thì đòi hỏi giáo viên khi hướng dẫn học sinh cần phải biết kết hợp hệ thống các câu hỏi, gợi ý, gợi mở để học sinh suy nghĩ, tưởng tượng tìm ra hinhd ảnh và chọn nội để vẽ. Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh Bài 13: Vẽ tranh trí "Tranh trí đường diềm" giáop viên cho học sinh quan sát đồng thời gợi mở bằng các câu hỏi: ? Em thấy đường diềm được trang trí ở những đồ vật nào. 4
  5. ? Ngoài những đồ vật ở hình trang 32 (SGK) em còn biết những đồ vật nào được trang trí đường diềm nữa. ? Những họa tiết nào thường được sử dụng để trang trí đường diềm. ? Cách sắp xếp họa tiết ở đường diềm như thế nào. ? Em có nhận xét gì về màu sắc của các đường diềm ở hình 1 trang 32 SGK. Các biện pháp để tổ chức thực hiện: Khi hướng dẫn học sinh quan sát không nhất thiết là phải cả lớp cùng quan sát bài vẽ mẫu. Mà giáo viên vận dụng thay đổi hình thức dạy học một cách linh hoạt sáng tạo hơn như: Giáo viên chia nhóm để học sinh quan sát - thảo luận nhóm. Ví dụ: Bài 9: Vẽ trang trí Vẽ đơn giản hoa - lá Giáo viên làm 2 nhóm: Nhóm 1: Quan sát lá Nhóm 2: Quan sát hoa Sau đối đổi chéo lại quan sát: Giáo viên có thể gợi ý bằng những câu hỏi như: ? Cho biết tên các loại hoa, lá. ? Hình dáng và mầu sắc của chúng có gì khác nhau. ? Kể tên một số loại hoa, lá mà em biết. ? So sánh hình dáng của lá hoa hồng và hoa cúc. ? Lá trầu, lá bàng có hình dáng như thế nào? Từ đó học sinh có thể thấy được những đặc điểm giống và khác nhau của các loại hoa, lá và tạo cho các em định hướng vẽ một cách rõ ràng hơn về "Vẽ đơn giản hoa, lá". Giáo viên có thể vận dụng hình thức tổ chức cho học sinh tham quan để học sinh quan sát trước khi vào vẽ. 5
  6. Ví dụ: Bài 28: Vẽ trang trí "Trang trí lọ hoa" - Tổ chức cho học sinh đi tham quan phòng trang trí của nhà trường (nếu có) có nhiều kiểu dáng lọ hoa. Hay bài 32: Vẽ trang trí "Tạo dáng và trang trí chậu cảnh" Giáo viên cho học sinh ra sân trường quan sát các chậu cảnh hay vườn cây cảnh nhà cạnh trường 4 - 5 phút. Khi học sinh quan sát giáo viên gợi ý bằng các câu hỏi: ? Chậu cảnh có mấy loại hình dáng. ? Có mấy cách trang trí. ? Dùng những màu gì để trang trí. b) Hướng dẫn vẽ: Ngoài việc tổ chức cho học sinh quan sát bài vẽ, quan sát họa tiết (vật thật tranh ảnh ) trước khi vẽ giáo viên cần có những thao tác hướng dẫn học sinh vẽ cho học sinh cảm thấy đơn giản, dễ vẽ mà không xa rời với con vật, hoa, lá cảnh vật thực tế. Để có thể hướng dẫn vẽ một cách tự tin, thuần thục thì đòi hỏi giáo viên phải biết cách vẽ, nét bút gọn gàng. Vì vậy giáo viên phải tu luyện kỹ năng vẽ cho mình nhiều hơn. Ngoài ra giáo viên cần phải gợi ý, gợi mở cho học sinh tìm ra hình ảnh phụ, chi tiết phụ để thêm vào bài vẽ sinh động hơn. Ví dụ: Bài 28: Vẽ trang trí "Trang trí lọ hoa" Tìm họa tiết và vẽ vào các mảng (Hoa, lá, côn trùng, chim, thú, phong cảnh ). Sau khi đã hướng dẫn vẽ một cách chi tiết, cụ thể ngắn gọn nhưng dễ hiểu, giáo viên thâu tóm các bước vẽ cơ bản để khắc sâu vào trí nhớ cho các em. Trước khi thực hành cho các em quan sát nhận xét một số bài năm trước. c) Ngoài ra giáo viên phải biết tổ chức trò chơi vào trong giờ học có thể ở đầu, cuối, hoặc giữa tiết học để tạo không khí hứng khởi trong học tập cho học sinh. 6
  7. Bài 9: Vẽ trang trí "Vẽ đơn giản hoa lá" - Cho học sinh chơi trò chơi đố lá, đố hoa ở đầu giờ 2 - 3 phút. Bài 17: Vẽ trang trí "Trang trí hình vuông" - Chơi trò chơi "Chung sức" cuối giờ 3 - 4 phút. IV- Kết quả nghiên cứu: Tóm lại: để một tiết học đạt kết quả cao thì trước hết cần phải có sự linh hoạt, sáng tạo của thầy và trò. Học sinh phải biết cách quan sát, biết tưởng tượng, biết sáng tạo để vẽ nên những bài trang trí mà mình yêu thích. Còn giáo viên cần phải đầu tư suy nghĩ tìm ra những phương pháp tốt nhất, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với tâm lý của học sinh. Để tạo cho học sinh thói quen, tự suy nghĩ, tìm tòi, chủ động và thoải mái học tập. Các em có thể tự tạo cho mình một phong cách học nói chung và phong cách vẽ nói chung. Các em thêm yêu thích môn vẽ và biết vận dụng khiếu thẩm mỹ, năng khiếu nghệ thuật vào học các môn học khác có kết quả cao hơn, từ đó nâng dần chất lượng học tập toàn diện cho các em. Sau khi tiến hành vận dụng về tự đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học vào dạy Mĩ thuật nói chung và dạy vẽ trang trí nói riêng mà tôi đã tiến hành như trên. Qua khảo sát kết quả thực nghiệm như sau: Bảng thống kê điều tra (thực trạng 2) So sánh (mẫu 1) lớp 4A và (mẫu 2) lớp 4A ta thấy: Bài hoàn thành Bài chưa hoàn Mẫu 2 (đối chứng) Bài hoàn thành tốt thành 31 em (31 bài) SL % SL % SL % Bài 9: Vẽ trang trí "Vẽ đơn giản hoa, lá" (Mới dùng đổi mới 7 22,6 16 51,6 8 25,8 phương pháp và hình thức dạy học) Bài 32: Vẽ trang trí "Tạo dáng và trang trí chậu cảnh" (Dùng đổi 13 41,9 19 54,8 01 3,3 mới phương pháp và hình thức dạy học) 7