Sáng kiến kinh nghiệm Bài tập hoán vị gen có nhiều nghiệm

docx 30 trang Mịch Hương 27/09/2024 820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bài tập hoán vị gen có nhiều nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bai_tap_hoan_vi_gen_co_nhieu_nghiem.docx
  • pdfLÊ VĂN THÌN - THPT LÊ LỢI - SINH HỌC.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Bài tập hoán vị gen có nhiều nghiệm

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT LÊ LỢI  TÊN ĐỀ TÀI BÀI TẬP HOÁN VỊ GEN CÓ NHIỀU NGHIỆM Người thực hiện : LÊ VĂN THÌN Đơn vị : TRƯỜNG THPT LÊ LỢI Lĩnh vực : CHUYÊN MÔN SINH HỌC Tổ bộ môn : KHTN Năm thực hiện : 2021-2022 Số điện thoại 0836633686 Email : lethinsinh76@gmail.com Tân Kỳ, năm 2022
  2. Phần III. KẾT LUẬN Trang 29 - TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 30 Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài - Bài tập về chủ đề HVG là một dạng bài toán hay và khó không chỉ đối với HS mà ngay cả các đồng nghiệp giáo viên môn Sinh. Qua nhiều năm dạy lớp khối B, ôn tập cho học sinh thi TNTHPTQG ( nay là kỳ thi Tốt nghiệp THPT) và được cử vào đội tuyển ôn thi HSG cấp tỉnh của Nhà trường, tôi nhận thấy. Bài toán HVG đối với cơ thể dị hợp 2 cặp gen lai với nhau có một số vấn đề cần bổ sung để dạng toán này ngày càng hoàn thiện, đồng thời cung cấp cho GV và HS một cái nhìn tổng quát hơn về bài tập HVG. Vì vậy tôi mạnh dạn viết đề tài “ Bài tập hoàn vị gen có nhiều nghiệm” 1.2. Mục đích của đề tài - Giúp học sinh kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề. - Có cái nhìn rộng và bao quát hơn các dạng bài toán thuộc quy luật hoán vị gen - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. - Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh lớp 12 (chú trọng học sinh khá giỏi). - Học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh đại học, thi HSG cấp tỉnh khối 12. - Giáo viên giảng dạy môn Sinh bậc THPT. 1.4 Tính mới của đề tài: - Bài toán lai 2 cơ thể dị hợp 2 cặp gen có HVG như trước đây chỉ có nhiều nhất 3 nghiệm tuy nhiên qua nghiên cứu, giảng dạy, ôn thi HS thi TNTHPTQG và đội tuyển HS giỏi cấp tỉnh tôi nhận thấy bài toán này có thể có (n) nghiêm. - Về thực chất các gen cùng nằm trên một cặp NST ở các cơ thể cùng loài cùng dị hợp hai cặp gen cùng quy định một loại tính trạng có thể có khoảng cách khác nhau hoặc có trường hợp gen nhảy.v.v 3
  3. Có thể nói rằng chủ đề bài tập hoán vị gen nhiều nghiệm, là một chủ đề hay và khó trong chương trình môn Sinh 12 ở trường THPT. Khi giảng dạy chủ đề này ngoài các kiến thức cơ bản trong chương trình SGK ban cơ bản giáo viên thường lựa chọn các bài toán hoán vị gen hay trong SGK và SBT nâng cao môn Sinh 12, các bài toán HVG trong các đề thi THPTQG, đề thi TNTHPT và đề thi HSG để giảng dạy cho học sinh. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại sau: - Các bài toán HVG hay trong SGK và SBT nâng cao môn Sinh lớp 12 vẫn còn khá dễ và chưa sát với các bài toán HVG trong các đề thi THPTQG nay là đề thi TNTHPT và tuyển sinh đại học. - Khi giảng dạy các bài toán hoán vị gen giáo viên thường ít chú trọng hoạt động “nhận biết, khai thác và phát triển” các bài toán dẫn tới năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo của học sinh bị hạn chế. - Chưa thật sự chú trọng trong việc tìm tòi, xây dựng các bài toán mới để từ đó hướng dẫn học sinh xây dựng và giải các bài toán về bài tập hoán vị gen có nhiều nghiệm. 1.4. Cơ sở lý thuyết 1.4.1. Kiến thức cơ bản về sinh học tế bào - Quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. 1.4.2. Kiến thức cơ bản về di truyền học: - Phần cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử. - Tính quy luật cảu hiện tượng di truyền. 1.4.3. Quy luật Men Đen và quy luật di truyền liên kết gen và quy luật hoán vị gen 1.5. Cơ sở khoa học - Hoán vị gen xảy ra do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các đoạn crômatit tương đồng khác nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân 1. -Ở kì đầu của nguyên phân cũng có thể có hoán vị gen. Tổng giao tử hoán vị - Tần số hoán vị gen = Tổng số giao tử x100%. Tần số HVG tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen và không vượt quá 50%. - Hoán vị gen làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp, tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp với nhau, tạo ra các nhóm tính trạng tốt. 5
  4. - Khi bố mẹ đều dị hợp 2 cặp gen thì: + Tỉ lệ kiểu hình lặn (aabb) = tỉ lệ giao tử ab x tỉ lệ giao tử ab . Tỉ lệ kiểu hình A-bb = aaB- = 0,25 – tỉ lệ kiểu gen aabb. Tỉ lệ kiểu hình A-B- = 0,5 + tỉ lệ kiểu gen aabb. ab - Muốn tìm tần số hoán vị gen thì phải dựa vào kiểu gen đồng hợp lặn ở đời con . ab ab Từ tỉ lệ của kiểu gen Tỉ lệ của giao tử ab Tần số hoán vị. ab - Nếu bài ra chưa cho kiểu hình đồng hợp lặn thì phải tìm kiểu hình đồng hợp lặn dựa trên nguyên lí: A-B- = 0,5 + aabb A-bb = aaB- = 0,25 – aabb. - Nếu phép lai có nhiều nhóm liên kết thì phải phân tích và loại bỏ những nhóm liên kết không có hoán vị gen, chỉ tập trung vào nhóm liên kết có hoán vị gen. - Nếu bài toán cho các loại giao tử thì phải xác định đâu là giao tử liên kết, đâu là giao tử hoán vị theo nguyên lí: Giao tử hoán vị có tỉ lệ 0, 25. - Tần số hoán vị = 2 x giao tử hoán vị = 1 – 2 x giao tử liên kết. - Vì số lượng gen trong tế bào bao giờ củng nhiều hơn số cặp NST tương đồng, nên trên cặp NST tương đồng bao giờ củng có nhiều cặp gen alen phân bố, mỗi cặp gen phân bố trên NST tại một vị trí nhất định gọi là lôcút - Trên thực tế trong 1 cơ thể tần số HVG và khoảng cách tương đối giữa các gen của các tế bào có thể khác nhau -Tần số hoán vị gen (p) thể hiện lực liên kết giữa các gen trên NST, nói chung , các gen trên NST có xu hướng liên kết chặt chẽ nên tần số hoán vị gen không vượt quá 50% ( p 50% ) -Tần số hoán vị gen thể hiện khoảng cách tương đối giữa các gen trên NST: các gen nằm càng xa nhau thì tần số hoán vị gen càng lớn và ngược lại các gen nằm gần nhau thì tần số hoán vị gen càng nhỏ. - Công thức tính tần số HVG (p) (p) = (số giao tử HV / tổng số giao tử tạo thành) x 100% (p) = (số cá thể có kiểu hình do HV/ tổng số cá thể thu được) x 100% 7