Kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- kinh_nghiem_on_thi_tot_nghiep_mon_ngu_van.doc
Nội dung text: Kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ văn
- KINH NGHIỆM ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN: NGỮ VĂN Nếu tuân thủ tốt các "tuyệt chiêu" dưới đây, các em sẽ có được một bài thi đại học môn văn đạt kết quả rất cao, thậm chí đạt điểm tuyệt đối. Một bài văn thực sự đạt kết quả tốt, cần đáp ứng được các yêu cầu về nội dung của đề bài (như kiểu bài, các kĩ năng và thao tác nghị luận, kiến thức, phạm vi dẫn chứng ) và yêu cầu về hình thức (trình bày, diễn đạt ). 1. Nắm vững cấu trúc và mức độ của đề thi >> Cấu trúc đề thi ĐH, CĐ môn Văn tải tại đây >> Cấu trúc đề thi TN THPT môn Văn tải tại đây Trong tài liệu phục vụ việc ra đề thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, ở phần II - Về cấu trúc và mức độ yêu cầu của đề thi - Bộ GD&ĐT có khuyến nghị: "Nên chia đề thi thành nhiều phần để tiện kiểm tra về kiến thức và kĩ năng được rộng hơn và nhất là để việc chấm thi được chính xác và thuận lợi hơn. Đề thi cần ghi rõ số điểm dành cho từng phần. Ngoài những đề yêu cầu trình bày sự cảm nhận, phân tích liên quan đến một tác phẩm (hoặc một khía cạnh, một đoạn trích của tác phẩm), cần có những đề tổng hợp yêu cầu vận dụng sự hiểu biết về nhiều tác phẩm. Không nên ra những đề quá khó và nhất là cần tránh những đề thí sinh có thể sao chép tài liệu một cách dễ dàng" (trang 74). Kì thi đại học, cao đẳng năm 2008, đối với môn Văn, Bộ GD&ĐT chủ trương vẫn tiếp tục thi đề tự luận. Việc chia nhỏ đề thi thành nhiều câu nhằm kiểm tra được nhiều phạm vi kiến thức và nhiều kĩ năng hơn. Đề thi tuyển sinh (đề chung) vào các trường đại học và cao đẳng môn văn, theo lộ trình đổi mới giáo dục và cải tiến thi cử, đánh giá của Bộ GD&ĐT, năm 2008, về cơ bản, có kết cấu gồm 2 phần với 3 câu hỏi. Phần chung cho tất cả thí sinh, gồm câu I và câu II. Phần tự chọn gồm câu IIIa dành cho chương trình chưa phân ban và câu IIIb dành cho chương trình phân ban thí điểm. Thí sinh chỉ được chọn làm một trong hai câu này, không nhất thiết phải theo đúng ban mình đã theo học, nhưng không được làm cả hai câu. Trường hợp làm cả hai câu, sẽ bị hủy phần bài làm này, a. Câu I, thường 2 điểm, nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản, phổ thông và khái quát nhất như: - Trình bày ngắn gọn, hoặc tóm tắt những đặc điểm chính về con người, cuộc đời của một nhà văn. - Trình bày ngắn gọn, hoặc tóm tắt sự nghiệp văn học của một tác giả. - Trình bày ngắn gọn, hoặc tóm tắt quan điểm sáng tác văn học (quan điểm nghệ thuật) của một tác giả (chỉ có ở 2 tác giả Nam Cao và Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh). - Trình bày những nét chính trong phong cách nghệ thuật của một tác giả (chỉ có ở 3 tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân và Tố Hữu). - Trình bày ngắn gọn, hoặc tóm tắt hoàn cảnh ra đời của một tác phẩm. - Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm. - Khái quát ngắn gọn giá trị tư tưởng nghệ thuật, nhất là giá trị nhân đạo, của một tác phẩm. - Nêu hoặc phân tích ngắn gọn nhưng đặc điểm và thành tựu chính của giai đoạn văn học 1945 - 1975. Ở câu này, mấy năm trước, đáp án của Bộ cho phép thí sinh trả lời theo hình thức gạch đầu dòng. Nhưng tôi khuyên các em không nên viết theo cách ấy vì tâm lý người chấm thi môn văn đánh giá rất thấp kiểu viết gạch đầu dòng. b. Câu II, thường 5 điểm, hay kiểm tra năng lực cảm thụ văn xuôi, phân tích nhân vật, tác phẩm văn xuôi hoặc một vấn đề văn học sử hay lí luận văn học nào đó.
- Ví dụ câu 2 đề khối D năm 2007, yêu cầu phân tích vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ Tràng giang (Huy Cận). c. Câu IIIa và IIIb, thường 3 điểm, nhằm kiểm tra năng lực cảm thụ thơ, phân tích hoặc bình giảng 1 khổ hoặc 1 đoạn thơ ngắn, như câu 3 đề khối C năm 2007, yêu cầu cảm thụ 10 dòng đầu bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm. Cũng có thể yêu cầu phân tích một hình tượng nhỏ như hình tượng ánh trăng, hình tượng rừng xà nu, cây xà nu trong Rừng xà nu. Nếu làm tốt, các em có thể đạt điểm tuyệt đối ở câu I, nhưng để đạt được số điểm trọn vẹn ở câu II và câu IIIa, IIIb thì vô cùng khó, nếu như không muốn nói là không thể, trừ số ít thí sinh rất xuất sắc. Ngoài ra, không loại trừ trường hợp đề thi sẽ bớt điểm số ở câu 2 hoặc câu 3 để có thêm một câu hỏi (câu 4, làm trong thời gian 18 phút) khoảng 1 điểm, nhằm phân hóa trình độ thí sinh. Câu hỏi này sẽ khó hơn, đòi hỏi thí sinh phải có năng lực tư duy và diễn đạt. Chẳng hạn: So với trước Cách mạng, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân sau Cách mạng có biến đổi nào đáng chú ý? Vì sao Nguyễn Tuân lại tìm đến thể loại tùy bút như một điều tất yếu. >> Cấu trúc đề thi ĐH, CĐ môn Văn tải tại đây >> Cấu trúc đề thi TN THPT môn Văn tải tại đây 2. Xác định đầy đủ, chính xác yêu cầu của đề Trước khi làm bài, các em cần đọc kĩ đề và xác định đầy đủ yêu cầu của đề thi về các phương diện như kiểu bài: xác định xem đề bài yêu cầu sử dụng kĩ năng nghị luận nào: trình bày, giải thích, chứng minh, bình giảng, phân tích, so sánh hay kiểu bài tổng hợp đòi hỏi kết hợp nhiều kĩ năng nghị luận); Đối tượng và nội dung nghị luận: Đề bài yêu cầu giải quyết vấn đề gì?; Phạm vi kiến thức và dẫn chứng: Để giải quyết vấn đề đó, cần huy động và sử dụng những kiến thức và dẫn chứng nào cho phù hợp và có sức thuyết phục cao nhất); Đồng thời, các em xác định nội dung và hình thức trình bày bài viết. Điều này sẽ giúp bài văn không bị lạc đề, xa đề. Các em nên xác định yêu cầu của đề thi trong thời gian nhanh nhất, để dành thời gian làm bài. Phải cố gắng làm hết tất cả các câu trong yêu cầu của đề bài, không được bỏ sót ý nào, dù là nhỏ nhất. Nếu bỏ 1 câu, thì 2 câu còn lại có làm tốt đến đâu đi nữa, điểm số của bài vẫn thấp hơn khi làm đủ 3 câu, dù các câu làm chưa thật tốt, thậm chí còn sơ sài. Trong biểu điểm của Bộ GD&ĐT, trước khi phân tích, bình giảng, ngay phần giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm cũng được 0,25 điểm, mà phần này chỉ cần viết vài dòng. Các em hãy chắt chiu từng chút điểm nhỏ như thế, bởi một bài văn có điểm cao bao giờ cũng được làm nên từ những điểm số nhỏ trong từng ý, từng câu như thế. 3. Vận dụng chính xác, linh hoạt, nhuần nhuyễn các kiểu bài, các kĩ năng và thao tác nghị luận Để bài văn đạt kết quả cao, cần vận dụng chính xác, linh hoạt, nhuần nhuyễn các kiểu bài, các kĩ năng và thao tác nghị luận. Các em nên tập trung rèn luyện năng lực trình bày tóm tắt 1 vấn đề văn học, năng lực cảm thụ văn học và các kiểu bài so sánh, phân tích, bình giảng văn học (nhất là phân tích văn xuôi và bình giảng thơ). Đây là những kiểu bài thể hiện chất văn chương rõ nét nhất, và thường hay thi nhiều nhất. Các em cũng cần vận dụng nhuần nhuyễn các kiểu bài sau: * Phương pháp làm các kiểu bài trình bày tóm tắt một vấn đề văn học. * Phân tích văn học là kiểu bài nghị luận đem một hiện tượng văn học (tác phẩm, vấn đề) chia nhỏ ra thành từng bộ phận hay phương diện để xem xét từng phần rồi đem kết quả tổng hợp lại trong một kết luận chung. Phân tích văn học là chỉ ra các giá trị nội dung, nghệ thuật qua các chi tiết cụ thể. Không cần và không thể phân tích mọi chi tiết. Chỉ cần chọn phân tích những chi tiết tiêu biểu nhất, nói lên tư tưởng quan trọng của nhà văn, phù hợp với chủ đề phân tích của đề bài.
- Các kiểu bài phân tích văn học thường có trong đề thi là: Phân tích tác phẩm hoặc một đoạn tác phẩm, phân tích hình tượng nhân vật, phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật, phân tích các vấn đề văn học, phân tích chi tiết nghệ thuật và nhan đề tác phẩm. * Bình giảng văn học (đề thi thường chỉ yêu cầu bình giảng thơ): là giảng giải, đánh giá, bình phẩm về nghĩa lí, ý tứ của bài văn, lời văn, giúp cho người đọc cảm thụ và đánh giá tác phẩm văn học một cách toàn vẹn. Bình giảng văn học chỉ khám phá những điểm nút, những từ ngữ chìa khoá, những thi nhãn, những mạch ngầm để mở đường thưởng thức văn bản, chứ không che lấp hay thay thế văn bản nghệ thuật. Khi bình giảng, cần chú ý tới những chỗ trống, chỗ lạ hoá, khác thường trong văn bản, đặc biệt là cách cấu tạo hình tượng, các chi tiết giàu ý nghĩa, các từ ngữ dùng đắt hoặc kết hợp đặc biệt. Từ chỗ độc đáo đặc thù đó, tìm đến mạch lạc bên trong của bài thơ, bài văn, khám phá mối liên hệ không gian, thời gian, cách cảm nhận riêng của tác giả cũng như cấu tứ, bố cục của tác phẩm. Khi bình giảng thơ, để hệ thống ý của bài văn được chặt chẽ, điều quan trọng nhất là phải hiện ra cấu trúc của đoạn thơ, bài thơ. Đối với các bài thơ, đoạn thơ có sử dụng hình thức lặp cấu trúc, liệt kê, điệp từ như Tâm tư trong tù, Việt Bắc, Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm thì khi bình giảng, để tránh bài viết lặp lại một cách nhàm chán, tuyệt đối không được bình từng dòng, mà phải nhóm các chi tiết, hình ảnh thành một hệ thống, rồi mới giảng và bình về hệ thống ấy. Chẳng hạn 9 dòng đầu của đoạn thơ Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm), có sự lặp đi, lặp lại của điệp khúc“Đất Nước đã có ”, “Đất Nước có trong ”, “Đất Nước bắt đầu ”, “Đất Nước lớn lên ”, “Đất Nước có từ ” cho thấy nhà thơ trầm tư suy ngẫm về thời điểm ra đời của Đất Nước (gồm các dòng 1,3,9), quá trình lớn lên (dòng 4) và phạm vi tồn tại của Đất Nước (dòng 2). Vì vậy, khi bình giảng đoạn thơ này, cần chú ý nhóm các dòng thơ 1,3,9 thành một ý, dòng 4 là một ý và dòng 2 là một ý. Từ “ngày đó” là phép thế đại từ có ý nghĩa thay thế cho các dòng 5,6,7,8, nên để hiểu được ý nghĩa dòng thơ thứ 9, cần hiểu được các dòng thơ trước đó. 4. Mở bài và kết bài nhanh, ngắn Đã là bài văn, dù dài hay ngắn, đều phải có mở và kết bài. Cần tập trung rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài để có thể mở bài thật nhanh, kết bài thật ấn tượng. Không nên mất quá nhiều thời gian vào việc mở và kết bài, bởi mở bài giống như một chút rượu khai vị trước bữa ăn, còn kết bài giống một món tráng miệng, thân bài mới là bữa tiệc chính cần thưởng thức. Nên mở và kết bài ngắn, tránh dài như bài làm văn học sinh giỏi, vì bài thi đại học gần với bài thi tốt nghiệp THPT hơn là bài thi học sinh giỏi. Trong một bài thi đại học, với đề 3 câu, các em cần phải viết đủ 3 mở bài, 3 kết bài. Ở câu 2 điểm, nên mở và kết bài khoảng 2 - 3 dòng; câu 5 điểm, nên mở và kết khoảng 5 - 7 dòng; câu 3 điểm, nên mở và kết khoảng 3 - 4 dòng. Mỗi câu, nên mở và kết bài theo một cách riêng. Có nhiều cách mở và kết bài, nhưng các cách mở bài gián tiếp thường hay hơn, nên mang lại điểm số cao hơn. Ví dụ, với đề văn phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ, có thể có nhiều cách để mở và kết bài: - Mở bài 1: Vốn có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”, truyện ngắn “Vợ nhặt” kết tinh tài năng phân tích tâm lí đặc sắc của Kim Lân, nhất là khi nhà văn thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ. Kết bài 1: Thể hiện thành công diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ , Kim Lân đã bộc lộ tài năng nghệ thuật độc đáo và tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, cảm động của mình. - Mở bài 2: Suốt một đời cầm bút, Kim Lân chỉ để lại vẻn vẹn có 2 tập truyện ngắn là “Con chó xấu xí” và “Nên vợ nên chồng”. Nhưng trong văn chương, “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”, nên chỉ riêng truyện ngắn “Vợ nhặt” đã là niềm ao ước của nhiều người cầm bút. Ở thiên truyện này, diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ được nhà văn khắc họa vô cùng tinh tế và giàu ý nghĩa.