Giáo dục Stem chủ đề “Nước rửa tay khô vì sức khỏe cộng đồng ”

docx 40 trang Mịch Hương 27/09/2024 1260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo dục Stem chủ đề “Nước rửa tay khô vì sức khỏe cộng đồng ”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxgiao_duc_stem_chu_de_nuoc_rua_tay_kho_vi_suc_khoe_cong_dong.docx
  • pdfTrần Thị Thu Hiền - THPT Diễn Châu 2-Lĩnh vực Sinh.pdf

Nội dung text: Giáo dục Stem chủ đề “Nước rửa tay khô vì sức khỏe cộng đồng ”

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN SÁNG KIẾN GIÁO DỤC STEM CHỦ ĐỀ “NƯỚC RỬA TAY KHÔ VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG ” Lĩnh vực: Sinh học Nghệ An, tháng 4 năm 2022
  2. MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 1 II. NỘI DUNG 2 Phần 1. HƯỚNG DẪN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC STEM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC 2 1. Giáo dục STEM trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 2 2. Tiêu chí xây dựng bài học STEM 3 3. Tiến trình bài học STEM theo quy trình kỹ thuật 5 4. Khung kế hoạch dạy học 8 Phần 2. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ STEM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC 11 CHỦ ĐỀ: NƯỚC RỬA TAY KHÔ VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG 11 1. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ: 11 2. MỤC TIÊU 12 2.1. Phẩm chất 12 2.2. Năng lực chung 12 2.3. Năng lực đặc thù 12 3. THIẾT BỊ 13 4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 13 4.1. Hoạt động 1. Xác định vấn đề 13 4.2. Hoạt động 2. Nghiên cứu kiến thức nền 15 4.3. Hoạt động 3. Lựa chọn bản thiết kế 19 4.4. Hoạt động 4. Chế tạo và thử nghiệm sản phẩm 21 4.5. Hoạt động 5. Trình bày sản phẩm và đánh giá 24 THÔNG TIN BỔ SUNG 27 Phần 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 28 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm 28 3.2. Kết quả thực nghiệm 28 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35 1. Về giá trị khoa học – công nghệ (tính mới, tính sáng tạo) 35
  3. I.MỞ ĐẦU Để nâng cao chất lượng học sinh THPT đó là việc đổi mới phương pháp dạy học. Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Chương trình GDPT 2018), giáo dục STEM được thực hiện lồng ghép vào các nội dung giáo dục liên quan và được đề cập cụ thể trong chương trình các môn học như: toán học, khoa học, công nghệ, tin học Theo GS Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên Chương trình GDPT 2018), trong chương trình GDPT 2018, giáo dục STEM được thể hiện ở những điểm sau: +) Chương trình xây dựng có đầy đủ các môn học STEM (khoa học, công nghệ- kĩ thuật, toán học). +) Cải thiện rõ rệt vị trí của giáo dục tin học và giáo dục công nghệ trong hệ thống chương trình. +) Định hướng dạy học tích hợp và đổi mới phương pháp giáo dục tạo điều kiện tổ chức các chủ đề STEM trong chương trình môn học, góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh. +) Tính mở của chương trình cho phép một số nội dung giáo dục STEM có thể được xây dựng thông qua nội dung giáo dục của địa phương, kế hoạch giáo dục của nhà trường và những hoạt động giáo dục được xã hội hoá. Vì vậy nhóm tác giả đã nghiên cứu đầu tư và phát triển đề tài một cách nhanh chóng, kịp thời với tình hình thực tế hiện tại đang diễn ra dịch bệnh covid trên đất nước Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. 1
  4. 2. Tiêu chí xây dựng bài học STEM Hình 3. Tiêu chí xây dựng bài học STEM (Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Tài liệu tập huấn xây dựng và thực hiện chủ đề giáo dục STEM trong trường trung học) Một bài học STEM cần đảm bảo các tiêu chí sau đây: Tiêu chí 1: Chủ đề bài học STEM tập trung vào các vấn đề của thực tiễn Trong các bài học STEM, học sinh được đặt vào các vấn đề thực tiễn xã hội, kinh tế, môi trường và yêu cầu tìm hiểu các giải pháp. Tiêu chí 2: Cấu trúc bài học STEM theo quy trình thiết kế kỹ thuật Quy trình thiết kế kỹ thuật cung cấp một tiến trình linh hoạt đưa học sinh từ việc xác định một vấn đề - hoặc một yêu cầu thiết kế - đến sáng tạo và phát triển một giải pháp. Theo quy trình này, học sinh thực hiện các hoạt động: Xác định vấn đề Nghiên cứu kiến thức nền Đề xuất các giải pháp Lựa chọn giải pháp Thiết kế mô hình (nguyên mẫu) Thử nghiệm và đánh giá 3
  5. giải quyết vấn đề. Tiêu chí này cho thấy vai trò quan trọng của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong dạy học STEM. 3. Tiến trình bài học STEM theo quy trình kỹ thuật TIẾN TRÌNH BÀI HỌC STEM (5 hoạt động) HĐ 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/TIÊU CHÍ SẢN PHẨM HĐ 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN (Kiến thức mới + kiến thức đã có) HĐ 3: LỰA CHỌN BẢN THIẾT KẾ/KỊCH BẢN HĐ 4: CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM SẢN PHẨM HĐ 5: TRÌNH BÀY SẢN PHẨM VÀ ĐÁNH GIÁ Hình 4. Các hoạt động cơ bản của tiến trình bài học STEM theo quy trình kỹ thuật Tiến trình bài học STEM tuân theo quy trình kỹ thuật nhưng các “bước” trong quy trình không nhất thiết phải thực hiện một cách tuyến tính (hết bước nọ mới sang bước kia) mà có những bước được thực hiện song hành, tương hỗ lẫn nhau. Cụ thể là việc “Nghiên cứu kiến thức nền” được thực hiện đồng thời với “Đề xuất giải pháp”; “Chế tạo mô hình” được thực hiện đồng thời với “Thử nghiệm và đánh giá”. Trong đó bước này vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để thực hiện bước kia. Vì vậy, mỗi bài học STEM được tổ chức theo 5 hoạt động như hình 4. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/tiêu chí sản phẩm Trong hoạt động này, giáo viên giới thiệu vấn đề cho học sinh. Giáo viên giao cho học sinh các nhiệm vụ học tập tương ứng và học sinh sử dụng khả năng kiến thức mới trong bài học để hình thành ý tưởng, đề xuất giải pháp và thiết kế nguyên mẫu của sản phẩm cần hoàn thành. Trong hoạt động này, giáo viên cũng thống nhất với học sinh về các tiêu chí của sản phẩm, là cơ sở để định hướng hoạt động của các em trong bài học, cũng như là công cụ đánh giá mức độ lĩnh hội vấn đề, hoàn thành công việc. Mục đích Nội dung Sản phẩm hoạt động Tổ chức hoạt động Phát hiện như Tìm hiểu về - Phiếu học tập ghi - Giáo viên giới thiệu cầu/vấn đề; hiện tượng/vấn chép thông tin về hiện vấn đề cho học sinh, xác định tiêu đề; đánh giá về tượng, sản phẩm, công giao các nhiệm vụ học chí sản phẩm. hiện tượng, nghệ, tập để tìm hiểu vấn đề. sản phẩm, - Câu hỏi về hiện - Học sinh thực hiện công nghệ, tượng, sản phẩm, công nhiệm vụ (thông qua thực tế, tài liệu học tập, 5