Chuyên đề Công nghệ Lớp 7 - Thức ăn vật nuôi

doc 17 trang honganh1 15/05/2023 6860
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Công nghệ Lớp 7 - Thức ăn vật nuôi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docchuyen_de_cong_nghe_lop_7_thuc_an_vat_nuoi.doc

Nội dung text: Chuyên đề Công nghệ Lớp 7 - Thức ăn vật nuôi

  1. PHÒNG GD-ĐT VĨNH LINH HỘI ĐỒNG BỘ MÔN CÔNG NGHỆ CHUYÊN ĐỀ CẤP TỈNH MÔN : CÔNG GHỆ CHUYÊN ĐỀ: THỨC ĂN VẬT NUÔI DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Năm học: 2015-2016 1
  2. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔN CÔNG NGHỆ THCS DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH I. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề. Theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh, quá trình dạy - học bao gồm một hệ thống các hành động có mục đích của giáo viên tổ chức hoạt động trí óc và tay chân của học sinh, đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh được nội dung dạy học, đạt được mục tiêu xác định. Trong quá trình dạy học, giáo viên tổ chức định hướng hành động chiếm lĩnh tri thức của học sinh phỏng theo tiến trình của chu trình sáng tạo khoa học. Như vậy, chúng ta có thể hình dung diễn biến của hoạt động dạy học như sau: - Giáo viên tổ chức tình huống, giao nhiệm vụ cho học sinh. Học sinh hăng hái đảm nhận nhiệm vụ, gặp khó khăn, nảy sinh vấn đề cần tìm tòi giải quyết. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, vấn đề được diễn đạt chính xác hóa, phù hợp với mục tiêu dạy học và các nội dung cụ thể đã xác định. - Học sinh tự chủ tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra. Với sự theo dõi, định hướng, giúp đỡ của giáo viên, hoạt động học của học sinh diễn ra theo một tiến trình hợp lí, phù hợp với những đòi hỏi phương pháp luận. - Giáo viên chỉ đạo sự trao đổi, tranh luận của học sinh, bổ sung, tổng kết, khái quát hóa, thể chế hóa tri thức, kiểm tra kết quả học phù hợp với mục tiêu dạy học các nội dung cụ thể đã xác định. 2
  3. Tổ chức tiến trình dạy học như vậy, lớp học có thể được chia thành từng nhóm . được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Các kĩ thuật dạy học tích cực sẽ được sử dụng trong tố chức hoạt động nhóm trên lớp để thực hiện các nhiệm vụ nhỏ nhằm đạt mục tiêu dạy học. Để tổ chức được quá trình dạy học như trên, thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, cần phải căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường.Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Nhận thức được tiến trình dạy học chuyên đề là vấn đề rất cần thiết, vì vậy trong hai năm qua chúng tôi đã triển khai thực hiện lập chương trình dạy học theo các chuyên đề trong chương trình môn Công nghệ THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Nhưng khó khăn nhất hiện nay của giáo viên bộ môn chính là định hình quy trình xây dựng và tiến hành soạn giảng một chuyên đề. Trong thực tế, chưa có sự thống nhất cuối cùng để đưa ra hướng dẫn cụ thể mà mới dừng lại ở việc tìm tòi, vừa thử nghiệm vừa rút kinh nghiệm. Với lý do trên, tổ bộ môn chúng tôi chọn nội dung chuyên đề: Dạy học chuyên đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn Công nghệ THCS để chúng ta cùng chia sẻ. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1/ Cơ sở lí luận: Dạy học theo chuyên đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, đơn vị kiến thức, nội dung bài học có sự giao thoa, liên kết, tương đồng với nhau. Dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, 3
  4. bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiển. Dạy học theo chuyên đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ (xây dựng) kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn Với mô hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau. Các em thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức. Việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện được nhiêu kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. Học sinh cũng được tạo điều kiện minh họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình học được bao nhiêu và giao tiếp tốt như thế nào.Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ bảo thay vì quản lý trực tiếp học sinh làm việc. Hiện nay, có ba lý do quan trọng cần lưu tâm và đặt chúng ta phải nghĩ đến một giải pháp làm thế nào để đáp ứng và giải quyết được ba vần đề sau: Vấn đề thứ nhất: trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục – trong đó chú trọng đổi mới phương pháp, cách tiếp cận dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Vấn đề thứ Hai, tính giới hạn về định lượng nội dung trong sách giao khoa và quá trình bùng nổ thông tin, tri thức kèm theo đó là nhu cầu cập nhật kiến thức vô hạn đối với sự học của người học. Vấn đề thứ Ba, với cách tiếp cận giảng dạy truyền thống hiện có, liệu chúng ta đủ khả năng để thực hiện các mục tiêu dạy học tích cực như; tăng cương tích hợp các vấn đề cuộc sống, thời sự vào bài giảng; tăng cường sự vận dụng kiến thức của học sinh sau quá trình học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; rèn luyện các kĩ năng sống phong phú vốn rất cần cho người học hiện nay. 4
  5. Thêm vào đó, ngoài việc quá trình dạy học hướng tới định hướng nội dung học như đã có, thì đổi mới dạy học hiện nay còn có tham vọng tiến xa hơn đó là định hướng hình thành NĂNG LỰC cho học sinh. Do đó, dạy học theo chuyên đề với những lợi thế về đặc điểm như trên so với dạy học theo cách tiếp cận truyền thống, đặc biệt là nó có thể giải quyết được ba vấn đề trên, chính là bước chuẩn bị tương đối phù hợp cho đổi mới chương trình và sách giáo khoa trong thời gian tới. 2/ Cơ sở thực tiển: Cần khẳng định rằng, mục tiêu giáo dục hiện nay của chúng ta đã bắt đầu chuyển hướng sang chú trọng tới định hướng phát triển năng lực học sinh. Theo đó, chúng ta kì vọng vào quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá chú trọng tăng cường tính vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của người học và nhờ vào quá trình đó các năng lực được hình thành. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp đa chiều, liên môn. Do đó, hệ quả là buộc chúng ta phải xây dựng các chuyên đề để tiến hành dạy học. Tất nhiên, việc xây dựng các chuyên đề trong dạy học cũng không tham vọng sẽ giải quyết việc đưa toàn bộ thực tiễn vào chương trình, thậm chí mô hình này cũng chưa thể tạo ra một phương pháp giáo dục hoàn toàn mới, nhưng quan trọng hơn hết chính là nó mở đường cho giáo viên và học sinh tiếp cận với kiến thức theo một hướng khác. Không phải là sự thụ động mà là chủ động của học sinh. Không phải là sự tiếp nhận kiến thức sau khi học mà có thể là ngay khi làm nhiệm vụ học. Nó cũng không chỉ dừng ở mục tiêu “đầu vào” về kiến thức mà nó còn hướng tới định hướng “đầu ra” (tức khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết thực tiễn) nhờ vào việc xác định các năng lực cần phát triển song song với những mục tiêu về chuẩn nội dung kiến thức, kĩ năng trong chương trình học. Nhìn lại quá trình tiếp cận và triển khai, có thể liệt ra một số chủ trương lớn và các hoạt động bổ trợ liên quan đã và đang cụ thể hóa trong “khâu chuẩn bị” trong lộ trình xây dựng mô hình dạy học theo chủ đề ở nước ta như sau: 5
  6. + Chủ trương giảm tải, cắt bỏ nhiều nội dung không cần thiết và trùng nhau gây áp lục và khó khăn cho việc dạy và học trong suốt những năm qua. + Tập huấn về đổi mới kiểm tra đánh giá đầu ra theo định hướng phát triển năng lực học sinh (2014). Thực chất, đây là khâu “đi tắt, đón đầu” trong lộ trình trang bị kiến thức cần thiết cho giáo viên dần tiếp cận việc dạy học theo chủ đề, trước khi có sự đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trên phương diện nội dung, đó là: cơ cấu lại môn học về sau. Đây cũng là bước đệm quan trọng của Bộ GD & ĐT nhằm trang bị cho giáo viên những kỹ năng, thao tác, quy trình để giáo viên có thể áp dụng trước vào khâu kiểm tra đánh giá học sinh khi các em tham gia vào một tiết học theo chuyên đề. Trong đó, mục đích nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong trường ttrung học và trung tâm GDTX tập trung vào việc đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh là một khâu quan trọng của công văn này. Để phát huy tốt, phát triển tốt và khai thác tối đa các năng lực của học sinh như năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng linh hoạt và sáng tạo kiến thức học được vào thực tiển lấy hoạt động học làm trung tâm của quá trình dạy học, học tập mang tính tương tác phù hợp với từng cá nhân học sinh, vùng miền khác nhau thì việc hệ thống lại và xây dựng lại chương trình dạy học theo hướng chuyên đề là rất quan trọng. Nhằm thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2015-2016 theo hướng dẫn số 1530/GDĐT-GDTrH ngày 21/9/2015 HĐBM Công nghệ GD&ĐT Quảng Trị; Công văn số 528/PGD-THCS ngày 15/09/2015 của Phòng GD&ĐT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2015-2016, chúng tôi đã triển khai thực hiện lập chương trình dạy học theo các chuyên đề trong chương trình môn Công nghệ THCS theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 3/ Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học môn công nghệ THCS Khó khăn nhất hiện nay của giáo viên bộ môn chính là định hình quy trình xây dựng và tiến hành soạn giảng một chuyên đề. Trong thực tế, chưa có sự thống nhất 6