Chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy Mỹ thuật ở trường Tiểu học

doc 7 trang sangkien 8820
Bạn đang xem tài liệu "Chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy Mỹ thuật ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docchia_se_kinh_nghiem_ve_giang_day_my_thuat_o_truong_tieu_hoc.doc

Nội dung text: Chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy Mỹ thuật ở trường Tiểu học

  1. Chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy mỹ thuật ở trường tiểu học. Xác định yêu cầu: -Về tranh đề tài là vẽ tranh theo chủ đề, vẽ theo ý thích của mình nhưng đúng theo chủ đề. -Tranh vẽ theo chủ đề là tranh kết hợp của hai phân môn, vẽ theo mẫu (hình họa) và vẽ trang trí (màu sắc). -Vì trong tranh đòi hỏi làm rõ hình tượng trong tranh mà khi nhìn vào người ta hiểu ý đồ của người vẽ, hình tượng ấy là con vật, đồ vật, con người, cha, mẹ, cô giáo, học sinh, nông dân, chú bộ đội. Ngồi hình tượng con người, còn có cảnh vật xung quanh như quê hương, nông thôn, thành thị, miền núi, miền biển hay cảnh sông nước. -Màu sắc trong tranh cũng rất quan trọng vì thông qua màu sắc sẽ lột tả thêm hình ảnh chính, phụ trong tranh. -Vì thế vẽ tranh đề tài đòi hỏi có sự kết hợp hài hòa của hai phân môn hình hoạ và trang trí. -Học sinh phải hiểu rõ tranh đề tài , vẽ theo đề tài gì ? Từ đó học sinh bước đầu hình thành được ý chính, ý phụ từ ngôn ngữ chuyển sang thể hiện. -Vẽ tranh đề tài không lập lại khuôn mẫu mà đòi hỏi có sự sáng tạo (ở bậc tiểu học không đòi hỏi cao) I. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: -Giáo viên chú ý ngay từ đầu cấp về năng lực của học sinh. Để từ đó giáo viên kịp thời bồi dưỡng những bước cơ bản và giảng giải cho học sinh hiểu như thế nào là vẽ đẹp và thế nào là chưa vẽ đẹp. -Dạy vẽ tranh, giáo viên phải có nhiều tranh minh hoạ, để học sinh quan sát, phải có 2 hoặc 3 tranh minh hoạ cho một bài. -Học sinh hiểu vẽ tranh đề tài là tranh vẽ theo một chủ đề cho trước, phải theo cách mình thích, phải đúng chủ đề. -Mục đích của vẽ tranh (đề tài) là nhằm rèn luyện và phát triển ở học sinh trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo, giúp cho các em nhận thức về cái hay cái đẹp
  2. của thế giới xung quanh. Màu sắc và cảm xúc của bản thân. Qua đó các em yêu thích cái đẹp và mong muốn thể hiện nó qua cuộc sống. Lứa tuổi tiểu học là giai đoạn mầm mống của hoạt động sáng tạo. Chúng ta cần có sự tác động đúng hướng bằng các phương pháp dạy học tích cực thì mới tạo được tiền đề để cho các bước phát triển hoạt động sáng tạo tiếp theo của học sinh. Một số hình thức tổ chức giờ dạy vẽ đề tài nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh. Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh đang được thực hiện ở tất cả các môn học. Đối với việc giảng dạy mĩ thuật, cần vận dụng phương pháp này một cách hợp lý để phát huy tính tích cực sáng tạo các em, phương pháp dạy học truyền thống là thầy giảng trò nghe; thầy dạy trò học, cách dạy này làm hạn chế khả năng sáng tạo của học sinh. Các em tiếp thu kiến thức một cách máy móc, thụ động, chỉ có phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh mới tạo điều kiện cho các em tự kiếm trí thức và tìm cách giải quyết vấn đề, điều đó giúp cho học sinh hình thành kỹ năng suy nghĩ và sáng tạo một cách độc lập, thầy giáo là người tổ chức hoạt động và hướng dẫn học sinh hoạt động, môn mĩ thuật là môn học nghệ thuật. Vì vậy, cần được tổ chức hoạt động sau giờ học nhẹ nhàng, thoải mái mang tính nghệ thuật và phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. Có thể tổ chức dạy học bằng các hình thức sau: a-Tổ chức thảo luận nhóm: Có thể tổ chức cho các em ngồi theo nhóm, giáo viên đưa mỗi nhóm một câu hỏi. VD: Tranh đề tài về chú bộ đội. Giáo viên đưa mỗi nhóm một câu hỏi về một binh chủng. *Nhóm 1: Em biết chú bộ đội bộ binh thường mặc quần áo màu gì? Công việc chú như thế nào? *Nhóm 2: Em biết chú bộ đội không quân mặc quần áo màu gì? *Còn mỗi nhóm tương tự như vậy. Các nhóm sẽ phát biểu ý kiến của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
  3. Sau khi nhóm trình bày, giáo viên có thể cho các em xem tranh để các em quan sát, nhận xét nhằm làm chính xác các biểu tượng về chú bộ đội. b-Tổ chức trò chơi: Để củng cố bài học sau khi học sinh hoàn thành bài vẽ của mình xong. Giáo viên tổ chức cho các em chơi trò chơi thời gian 3 phút. VD: Bài vẽ tranh “đề tài con vật mà em yêu thích ”mỗi nhóm 3 học sinh (thành 3 nhóm) Đại diện cho 3 tổ trong lớp, các em còn lại động viên, cổ vũ cho nhóm của mình. Lần lượt từng em vẽ con vật của mình mỗi bộ phận là một em vẽ cho đến hết thời gian thi. Xem nhóm nào vẽ được nhiều con vật hơn, giáo viên và học sinh cùng nhận xét các nhóm, tuyên dương nhóm vẽ được nhiều con vật hơn. Trò chơi không những tạo hứng thú kích thích các em hoạt động tích cực mà còn giúp cho các em phát triển trí nhớ, tưởng tượng, sáng tạo của mình. Trò chơi kết thúc trong giờ học cũng tạo cho các em hào hứng khi xem lại kết quả bài vẽ của nhóm mình và các nhóm bạn. Các em cũng sẽ sung sướng, tự hào khi bức tranh của mình được các bạn ưa thích và giới thiệu cho tất cả mọi người xem. Thông qua việc chọn tranh và giới thiệu tranh dần dần hình thành ở các em khả năng cảm thụ thẩm mĩ. BÀI HỌC KINH NGHIỆM -Môn mĩ thuật là môn nghệ thuật, được áp dụng vào trường tiểu học, đây không phải chúng ta đào tạo học sinh thành hoạ sĩ , mà đây là chúng ta truyền thụ cho học sinh một số kiến thức cơ bản ban đầu về thẩm mĩ, tư duy sáng tạo, cách nhìn nhận, cách suy nghĩ. Đó là nền tảng cho các em học ở cấp II, cũng là nền tảng sau này các em học những ngành nghề có mang tính chất mĩ thuật như thiết kế thời trang, kỹ sư xây dựng, kỹ sư kiến trúc . Vậy là người thầy giáo dạy môn mĩ thuật phải có trình độ chuyên môn nhất định, phải hiểu rõ tâm lý học sinh, phải biết dẫn dắt khơi gợi trí tưởng tượng, tránh áp đặt các em về ý của mình, phải tôn trọng ý tưởng học sinh. Biết chọn thời điểm thích hợp, để khuyến khích và động viên học sinh, phải tạo lồng ghép trò chơi và giáo dục môi trường vào tiết dạy với nhiều hình thức và nội dung phong phú theo từng phân môn mĩ thuật.
  4. Giáo viên phải có quyết tâm với nghề, có trách nhiệm với giờ dạy của mình, giảng dạy phải có sự đầu tư suy nghĩ, tìm ra phương pháp mới giúp học sinh đóng vai trò “chủ động” tìm tòi , sáng tạo, giáo viên đóng vai trò “chỉ đạo”. Luôn nâng cao trình độ chuyên môn nhằm nắm bắt kịp thời và chú ý đổi mới phương pháp ngày càng hiện đại, khắc phục lối dạy chay. Luôn có học hỏi, trao dồi kinh nghiệm của đồng nghiệp để hiểu rõ thêm cái mới, cái đẹp, nhằm nâng cao trình độ một ngày một tiến. Qua dạy vẽ tranh đề tài, giáo viên phải biết uốn nắm học sinh kịp thời khi vẽ theo đề tài cần đưa kiến thức nhẹ nhàng, hợp lý để học sinh nắm bắt nội dung đề tài, để chọn hình tượng diễn tả. Biết phối hợp phân môn mĩ thuật và kết hợp Ban giám hiệu, chuyên môn để tổ chức thi các chủ đề (an toàn giao thông, giáo dục môi trường, trường học xanh – sạch – đẹp). Giáo viên phải yêu thương học sinh, yêu nghề, luôn luôn nghiên cứu và học hỏi nhiều kinh nghiệm để phát huy nghiệp vụ ngày càng cao. 5 phương pháp bổ trợ 1. Năng lực trải nghiệm Trong quá trình học tập, có một thực tế là học sinh sẽ thực sự thích thú khi được làm việc với một chủ đề liên quan đến kinh nghiệm của bản thân. Khi suy xét để lựa chọn một chủ đề/chủ điểm phù hợp, giáo viên có thể đặt ra cho mình các câu hỏi sau: • Có thể sử dụng những trải nghiệm nào trong cuộc sống của học sinh? Tại sao? • Chủ đề/Chủ điểm nào phù hợp với trình độ hiện tại/lớp cụ thể? • Tôi có cần sử dụng âm nhạc và diễn kịch, tổ chức một chuyến tham quan, hay mời khách mời liên quan đến chủ điểm này không? (Các kinh nghiệm trực tiếp) • Tôi có cần chuẩn bị sách hay tranh ảnh minh hoạ cho chủ đề này không? (Các kinh nghiệm gián tiếp) • Có thể sử dụng những hình ảnh nào từ thế giới xung quanh để: ▪ Phân biệt chủ đề/chủ điểm được chọn (các kinh nghiệm khác biệt)? ▪ Tạo cảm hứng cho hoạt động thực tế (các tác phẩm khác nhau)?
  5. Giáo viên nên tập trung vào cách tiếp cận theo chủ đề tức là kết hợp tất cả các nội dung học thành một chuỗi liên tục nhiều phần, trong đó phần này là điểm khởi đầu cho phần sau. 2. Kỹ năng và kỹ thuật Ngoài sách GK. Giáo viên nên vận dụng thêm các phương phápnhư: ▪ “Vẽ cùng nhau”: từ quan sát đến sáng tác câu truyện ▪ “Xây dựng cốt truyện”: xé và dán các nhân vật, xây dựng bối cảnh, câu truyện ▪ “Sử dụng các vật tìm được”: lắp ghép thành các tác phẩm biểu đạt 2 chiều và 3 chiều Các kỹ năng mỹ thuật được đề cập trên đây hoàn toàn không nhằm mục đích để giáo viên “sao chép” máy móc vào giảng dạy mỹ thuật tại các trường tiểu học. Các giáo viên mỹ thuật nên có những điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện riêng của lớp mình dạy bằng cách đặt ra các câu hỏi như: ▪ Tôi sẽ cho lớp làm tác phẩm 2 chiều, 3 chiều và/hay 4 chiều? ▪ Tôi muốn giới thiệu và sử dụng các kỹ thuật nào? ▪ Phác hoạ, vẽ, xé dán, lắp ghép, hay tạo dáng? ▪ Xung quanh tôi có loại chất liệu nào tự nhiên sẵn có? ▪ Tôi nên sử dụng bao nhiêu kỹ thuật và loại chất liệu nào trong một tiết dạy mỹ thuật? Tại sao? ▪ Tôi sẽ tập trung vào những khía cạnh nào? Đường nét, hình dạng, màu sắc, tỷ lệ, ánh sáng, v.v. 3. Năng lực biểu đạt Trong quá trình giảng dạy mỹ thuật, làm thế nào tạo cảm hứng để học sinh khám phá năng lực biểu đạt của mình và cảm thấy thích thú khi thể hiện những nội dung nào đó. Trong giáo dục mỹ thuật, không có những câu trả lời hay giải pháp cứng nhắc và cũng không có giới hạn về số lượng của những câu trả lời và giải pháp đó. Nhiệm vụ của giáo viên là thúc đẩy các quy trình bằng cách đặt các câu hỏi như:
  6. ▪ Tôi có khuyến khích học sinh làm việc từ trí nhớ, trí tưởng tượng và/hay qua quan sát không? Tại sao? ▪ Cách tiếp cận mới (ví dụ: đối với vẽ phác họa) có thúc đẩy khả năng tập trung và quan sát của học sinh hay không? ▪ Tôi có nên giới thiệu với học sinh hình thức vẽ biểu đạt hay không? Ở lớp mấy? ▪ Tôi có nên khuyến khích học sinh vẽ phác hoạ các chuyển động? ▪ Có thể dùng âm nhạc để tạo cảm hứng cho một hoạt động vẽ tranh không? ▪ Làm thế nào tôi có thể khuyến khích học sinh chọn ảnh tập trung, ví dụ vào những phần, những màu sắc, hoặc chủ đề yêu thích? ▪ Tôi sẽ hướng dẫn – không phải đánh giá – học sinh của mình như thế nào? ▪ Làm thế nào tôi có thể liên tục hỗ trợ và thúc đẩy từng học sinh thể hiện các nội dung biểu đạt riêng của mình? 4. Phân tích và Giải thích GV khuyến khích học sinh tìm cảm hứng từ các tác phẩm của các bạn cùng lớp và các bạn lớp khác, từ các họa sỹ trong nước và quốc tế nhưng không phải là sao chép lại tác phẩm của họ. Thế giới quanh ta có biết bao hình ảnh đòi hỏi chúng ta phải có khả năng phân tích để có thể hiểu được những hình ảnh này và bối cảnh xã hội của chúng. Một bức tranh hay một ấn tượng thị giác đều có ngôn ngữ riêng của nó, cũng giống như trong ngôn ngữ lời nói vậy. Học sinh học được thứ ngôn ngữ này khi các em “đọc”/ hiểu được những hình ảnh do mình tạo ra, hoặc những hình ảnh các em gặp trong và ngoài lớp học. Hãy ghi nhớ mô hình dưới đây, các giáo viên mỹ thuật sẽ biết cách để thúc đẩy và hỗ trợ từng học sinh trong quá trình các em học mỹ thuật. Các giáo viên nên chia sẻ với học sinh của mình các khía cạnh khác nhau của mỹ thuật và các em sẽ tự sử dụng chúng. • Tôi cần đặt những câu hỏi gì cho học sinh để em ấy suy nghĩ sâu hơn về tác phẩm của mình? • Tôi sẽ đặt những câu hỏi gì để khuyến khích các em tham gia sâu hơn vào quá trình mỹ thuật? • Tôi muốn cả lớp tập trung vào vấn đề gì? Tại sao? Khi nào? Như thế nào? • Các chất liệu – kỹ thuật • Hình thức/kỹ năng mỹ thuật: bố cục, đường nét, màu sắc, tương phản, chức năng.